Chuyên gia nhận định các show sống còn sẽ hủy diệt toàn bộ các công ty quản lý ngoại trừ Big 3 - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Hậu trường

Thứ ba - 15 / 08 / 2017

Chuyên gia nhận định các show sống còn sẽ hủy diệt toàn bộ các công ty quản lý ngoại trừ Big 3

Liệu có cơ hội sống sót nào cho các công ty giải trí cỡ vừa và nhỏ trong thời kỳ show sống còn nở rộ hiện nay?

Nhìn thấy mức độ thành công mà các nhóm nhạc WINNER, iKON, TWICE, I.O.I, Wanna One... đạt được, thật khó có thể phủ nhận vai trò mà các chương trình truyền hình sống còn, nơi tuyển chọn ra thành viên cho các nhóm nhạc trên đem lại.

Show sống còn

Đối với nhà sản xuất, công ty quản lý lẫn các thí sinh, dường như những ưu điểm mà show sống còn đem lại là rất lớn, lấn át toàn bộ những khuyết điểm vẫn luôn đi kèm với nó.

Miễn chỉ cần show sống còn có nội dung hấp dẫn, nhà sản xuất sẽ thu được bộn tiền từ rating, quảng cáo và nâng tầm tên tuổi của mình trong giới.

Đối với công ty quản lý, họ sẽ thành công trong việc giới thiệu rộng rãi tân binh của mình đến công chúng, đồng thời thu về một lượng người hâm mộ nhất định cho nghệ sĩ thay vì khởi đầu với một con số 0 tròn trĩnh.

Trong khi đó, việc tham gia show sống còn với các thí sinh chẳng khác gì một bài kiểm tra, nếu bạn đủ năng lực thì bạn sẽ được debut còn nếu không đủ thì bạn cần phải kiếm một công ty quản lý mới thay vì tiếp tục tiêu tốn thời gian luyện tập như hiện tại.

Show sống còn

Lợi ích nổi bật là thế, chẳng trách các Đài Truyền hình, các công ty quản lý ngày càng ra sức phát triển những chương trình sống còn, những cuộc thi cạnh tranh debut hoàn toàn mới. Tuy nhiên, đối với Hiệp hội các nhà sáng tác, tác giả và nhà xuất bản Hàn Quốc (KOSCAP), tổ chức này đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối đối với các chương trình tuyển chọn của giới thần tượng.

Đại diện KOSCAP cho rằng, kết quả của những chương trình như "Produce 101" "The Unit" sẽ chỉ phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng, chiêu trò và quyền lực của các công ty tham gia, chứ không tạo ra các giá trị đích thực. Nếu điều này tiếp tục phát triển thành xu hướng, KOSCAP và nhiều công ty quản lý nhỏ hơn đều cho rằng, kẻ duy nhất sống sót sau "trận đấu" sẽ chỉ là các công ty hàng đầu trong giới, bao gồm SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment.

Show sống còn

Mặt khác, việc tất cả các nhóm nhạc bước ra từ các cuộc thi sống còn tuy hoạt động trong các công ty quản lý khác nhau nhưng đều chịu sự chi phối từ một tập đoàn "mẹ" - CJ E & M, sẽ càng đào sâu tình trạng độc quyền trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.

Cuối cùng, một luận cứ nữa được đưa ra là các nghệ sĩ, dù có là người chiến thắng và đã được ra mắt, cũng đều phải tham gia những dự án mang tính chất ngắn hạn. Điều này một lần nữa khẳng định mục đích bao trùm từ khi khởi động show sống còn, đó là tập trung thu về lợi nhuận "khổng lồ" trong một khoảng thời gian ngắn thay vì tập trung vào quản lý và phát triển nghệ sĩ một cách bài bản, lâu dài.

Show sống còn

Được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, ngoài "Produce 101 mùa 2" đã kết thúc và "Idol School" đang phát sóng, vẫn còn tới 5 cuộc thi tuyển chọn thành viên cho các Idolgroup đang chờ được lên sóng.



Theo bạn với những thành tích đã đóng góp cho âm nhạc Hàn Quốc, BTS có nên được xét miễn nghĩa vụ quân sự hay không?
  • Có

    0%
  • Không

    Không

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày