Kpop và sức ảnh hưởng khó tin đến nền kinh tế Hàn Quốc? - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Review

Thứ hai - 28 / 08 / 2017

Kpop và sức ảnh hưởng khó tin đến nền kinh tế Hàn Quốc?

Không thể phủ nhận vai trò của Kpop hiện nay trong xã hội Hàn Quốc.

Dù bạn có thích hay không, thì cũng không thể phủ nhận một sự thật là, văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) đang lan tỏa một cách mạnh mẽ trên cả thế giới. Và điều đáng ngạc nhiên hơn, chính văn hóa đã góp phần giúp Hàn Quốc từ một quốc gia nghèo nhất châu Á trở thành một trong những thế lực kinh tế lớn của thế giới.

Rõ ràng, nếu được coi là một loại hàng hóa thì Kpop là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng không kém gì ô tô và smartphone của Hàn Quốc.

Quảng bá thương hiệu

Ở Hàn Quốc, việc các thương hiệu lớn lựa chọn những người nổi tiếng trong ngành giải trí làm gương mặt đại diện quảng cáo sản phẩm đã không còn là chuyện xa lạ.

Ở giới idol nữ, Suzy luôn là nữ hoàng quảng cáo trong nhiều năm liền trong giới idol. Năm 2015 cô nàng có mặt trong mọi quảng cáo hằng ngày từ mỹ phẩm, thịt gà, cho tới những sản phẩm kén chọn người dùng như định vị GPS, tủ lạnh dành riêng cho kimchi. Suzy xuất hiện một mình trên 40 quảng cáo khác nhau trong năm 2015 (bao gồm cả những quảng cáo quay với những thành viên cùng công ty).

Hay nhóm nhạc nam được lựa chọn từ chương trình "Produce 101" nổi tiếng Wanna One, sở hữu ngoại hình nổi bật cùng tài năng xuất sắc, trước khi chính thức ra mắt, Wanna One đã nhận được sự chú ý rất lớn từ công chúng. Không chỉ dồn dập nhận về các buổi chụp hình và quảng cáo, các chàng trai cũng nhận được các cuộc mời gọi từ nước ngoài, yêu cầu tham gia biểu diễn. 

Wanna One cũng đã ký hợp đồng quảng cáo với 7 công ty khác nhau, trong đó có Innisfree và nhóm tiếp tục nhận được vô số lời mời từ nhãn hiệu trang điểm, rượu vang và quần áo. Nhiều công ty cho biết: “Chúng tôi được lợi nhiều từ các hoạt động quảng bá của Wanna One”, “dù chi phí đắt đỏ nhưng nhiều công ty vẫn muốn hợp tác với nhóm nhạc đang lên này”.

Ảnh hưởng về sự phổ biến

Trong khi làn sóng âm nhạc Hàn Quốc có thể truy ngược lại từ giữa thập niên 1990 thì phải đến năm 2012, khi bản hit "Gangnam Style" phát hành, làn sóng Hallyu mới một lần nữa thịnh hành trên toàn cầu. Hiện MV đã có gần 3 tỉ lượt xem trên Youtube.

Từ đầu năm đến nay, Spotify đã tăng 100% lượng phát sóng các bản nhạc Hàn và số khán giả Mỹ chiếm 1/4 lượng người nghe. Mặc dù, khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa nhưng những gì mà âm nhạc Hàn Quốc làm được thực sự khiến nhiều nước phải nể phục.

Trong khi đó, hãng CJ E&M với doanh thu tăng trưởng 35% thời kỳ 2011-2016 đã tiếp tục quảng bá cho văn hóa Hàn bằng đại nhạc hội KCON. Diễn ra lần đầu tại California vào năm 2012, đại nhạc hội này đã lan sang nhiều nơi như Abu Dhabi, Mexico City, Paris hay Tokyo.

Ngày 21 tháng 8 năm 2017 vừa qua, KCON 2017 LA đã diễn ra với không khí cực kỳ hoành tráng. Theo thống kê mới nhất thì có đến 85.000 người hâm mộ đã tham gia sự kiện này. Nếu tính luôn những người tham dự sự kiện KCON NY thì con số đó tăng lên đến 128.000 người. Tuy nhiên, đây không phải là con số ấn tượng duy nhất. Trên KCON.TV, một kênh chuyên trình chiếu tất cả các video từ các sự kiện âm nhạc Hàn Quốc, đã được xem bởi 180.000 khán giả, đây là một kỷ lục ấn tượng khác.

Wanna One tại KCON 2017 LA.

Màn trình diễn của Red Velvet tại KCON Mexico.

“Tầm nhìn của chúng tôi không hướng đến việc kiếm lợi nhuận cho một nghệ sĩ hay xâm lấn thị trường ca nhạc nào mà là muốn mọi người trên thế giới có thể tiếp xúc dễ dàng hơn với văn hóa Hàn Quốc”, Giám đốc Shin của CJ nói.

Nguồn doanh thu khổng lồ

Theo thống kê của Cục nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA), ngành công nghiệp Kpop đã thu về 3,4 tỷ USD năm 2011. Doanh thu tại nước ngoài cũng lên 180 triệu USD, tăng 112% so với năm 2010. Số liệu này đã tăng liên tục với tốc độ gần 80% hàng năm kể từ 2007. Số liệu của KCCA còn cho thấy doanh số của Kpop tại nước ngoài năm 2016 đạt 5,3 nghìn tỷ won (4,7 tỷ USD).

Người Hàn cũng không ngần ngại thể hiện tham vọng lấn sân sang các thị trường âm nhạc khác. Các thành viên ngoại quốc xuất hiện trong các nhóm nhạc nổi tiếng đã giúp họ dễ dàng tấn công các nước khác và giành được sự quan tâm của người hâm mộ.

Lisa là nghệ sĩ ngoại quốc đầu tiên của YG Entertainment.

Jackson (GOT7) được sinh ra ở Hồng Kông.

EXO-M là nhóm nhạc trực thuộc SM Entertainment, được quảng bá chủ yếu ở thị trường Trung Quốc.

Thậm chí, các công ty còn mạnh dạn đưa nghệ sĩ sang Mỹ, thị trường âm nhạc hàng đầu thế giới.

Tour concert của G-Dragon đi qua các thành phố lớn của Mỹ.

Trên Youtube, số lượt xem các chương trình Kpop đã tăng 3005 lần so với năm 2012. Năm 2016, khoảng 24 tỷ lượt xem các chương trình Kpop đã diễn ra trên Youtube và 80% số đó đến từ thị trường ngoài Hàn Quốc. Lượt xem MV trên Youtube là một yếu tố khá chân thực phản ánh mức độ phổ biến của các nhóm nhạc Kpop. Vì thông qua đó, mọi người sẽ biết được sự quan tâm, chú ý của khán giả đến bài hát, nội dung video và đánh giá được mức độ thành công của sản phẩm âm nhạc như thế nào. 

Một ví dụ cho sự phổ biến này là nhóm nhạc BTS. Ngày 19/8 mới đây, MV "Dope" của BTS được đăng tải trên kênh 1theK đã đạt thành tích ấn tượng là trên 200 triệu lượt xem. Ngoài ra, nhóm nhạc nhà Big Hit có 6 MV khác đạt trên 100 triệu, gồm "Fire", "Blood Sweat & Tears", "Boy in Luv", "Save Me", "Not Today"  "Spring Day".

 

Nhận thấy được tiềm năng của Kpop, nhiều ứng dụng như Spotify, Apple Music hay AccuRadio đã thành lập riêng những kênh chuyên về âm nhạc Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, trang dịch vụ âm nhạc lớn nhất QQ Music với hơn 100 triệu lượt tương tác hàng ngày cũng có bước đi tương tự. Điều thú vị là nhóm nhạc được theo dõi nhiều nhất trên QQ không phải là một nghệ sĩ trong nước mà là Big Bang của Hàn Quốc với hơn 11 triệu người theo dõi.

Theo giám đốc Shin Kyung Kwan của CJ E&M, nền âm nhạc Châu Á chưa bao giờ là tâm điểm của thế giới và họ đang cố gắng tạo nên sự đột phá trong ngành này, nhất là tại thị trường Mỹ.

Tour EXO'luXion tại Dallas

Cách đây 8-10 năm, việc một nhóm nhạc K-pop tổ chức tour tại Mỹ là điều rất hiếm thấy. Tuy nhiên, thời điểm này, những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc đang dự định khuếch trương tiếng tăm rộng rãi ở đất nước “cờ hoa.”

Bài hát "Not Today""Cypher 3" của BTS mới đây đã được phát trên một radio trực tiếp của nước Mỹ. Đây thậm chí không phải là ca khúc tiếng Anh mà chỉ là một bài hát nước ngoài. Đây là điều rất hiếm xảy ra ở thị trường âm nhạc Âu Mỹ.

 

Hàn Quốc đã tạo ra một kì tích sông Hán (chứ không phải sông Hàn như chúng ta vẫn thường nghĩ) khiến cả thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ. Thật tuyệt vời! Và, văn hóa Hàn đã lan tỏa khắp thế giới như thể bằng nỗ lực của cả một dân tộc. Chúng ta hoàn toàn không thể biết được trong tương lai họ sẽ tiến đến đâu, thế nhưng, có thể chắc chắn một điều rằng họ sẽ thành công với tư duy mở cửa và hiện đại.



Theo bạn MBK đăng ký bản quyền T-ARA là sai hay đúng?
  • Đúng, vì họ là người đã dày công tạo nên một thương hiệu T-ara như hiện nay

    Đúng, vì họ là người đã dày công tạo nên một thương hiệu T-ara như hiện nay

    0%
  • Sai, họ đúng là rắn độc

    Sai, họ đúng là rắn độc

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày