Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO (Kỳ cuối) - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Review

Thứ năm - 14 / 04 / 2016

Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO (Kỳ cuối)

Có phải mọi công ty được thành lập bởi các nghệ sĩ đều thành công?

Ở 2 phần trước, chúng ta đã nhắc đến tên tuổi những công ty đạt được những thành tựu nhất định khi được thành lập bởi chính các nghệ sĩ đang hoạt động tại ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Hầu hết các ví dụ đã đưa ra về việc các nghệ sĩ thành lập công ty riêng của họ đều khá thành công, cho dù con đường họ đi với chính công ty của mình, rõ ràng, không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng.

Shinhwa Company, đến nay sau 5 năm thành lập đã và đang làm rất tốt vai trò duy trì và phát triển các hoạt động của nhóm nhạc huyền thoại Shinhwa. Họ giành lại được cái tên "Shinhwa" sau cuộc chiến mệt mỏi kéo dài đến 12 năm, duy trì mỗi năm đều đặn 2 lần concert tại Hàn Quốc, cũng như các tour lưu diễn khắp châu Á với những đối tác đến từ các nước khác nhau. Đó là chưa kể họ xử lý khủng hoảng rất tốt, đồng thời, công ty này cũng thành công trong việc sản xuất, phát hành album, DVD, những sản phẩm gắn liền với tên tuổi Shinhwa, qua đó duy trì được một nguồn thu ổn định, nếu không muốn nói là tạo được một phần lời đáng kể cho các thành viên.

Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO  1

Shinhwa Company đang làm quá tốt nhiệm vụ của mình khi mỗi năm họ đều tổ chức thành công các concert, tour châu Á, phát hành album,... cho chính Shinhwa

Leessang Company không có nhiều sự kiện nổi bật, nên cũng khá khó để đánh giá mức độ thành công về mặt doanh thu và độ phổ của họ. Tuy nhiên, theo thông báo, từ tháng 4/2016, Leessang Company sẽ tách ra thành 2 công ty nhỏ, 1 do Gil và 1 do Gary quản lý. Công ty của thành viên Gill sẽ nghiêng về lĩnh vực phát hiện và phát triển tài năng, còn công ty của Gary nghiêng về sản xuất âm nhạc, và kinh doanh các mặt hang khác. Hai công ty sẽ hỗ trợ cho nhau trong thời gian tới. Jungle Entertainment đến nay đã thành lập được đúng 10 năm, và chắc chắn sẽ còn tiếp tục các hoạt động của mình.

Nhưng tất nhiên, không phải tất cả mọi công ty do nghệ sĩ thành lập đều thành công như những công ty kể trên. Những số phận kém may mắn hơn thì nhiều vô số kể. Dưới đây là hai ví dụ ngược lại: Soul Company và Map the Soul, Inc.

Soul Company được thành lập vào năm 2004 bởi thành viên Kebee của Eluphant và Jerry. K của Loquence. Trong những năm qua, công ty đã có thể xây dựng được một danh sách khá nhiều các nghệ sĩ hip-hop underground mang đến những phong cách hip-hop độc đáo cho người nghe. Tuy nhiên, công ty đã không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho tất cả các nghệ sĩ mà họ sở hữu. Họ đã đạt đến giới hạn của mình, và Kebee, một trong những người sáng lập, đã phải rời bỏ vị trí của mình và nhập ngũ sớm. The Quiett, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng của công ty, cũng rời khỏi Soul Company vào năm 2010, và thành lập Illionaire Records cùng với Dok2. Công ty này đã tổ chức một buổi hòa nhạc vào tháng 5/2011 trước khi chính thức giải thể.

Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO

Những nghệ sĩ của Soul Company ngày nào

Thật khó để duy trì một công ty chỉ để phục vụ cho các nghệ sĩ ít được khán giả biết đến, cũng như không tạo được những nguồn thu đáng kể cho công ty. Trong khi phong cách của họ rất độc đáo và được đánh giá cao, thì lượng khán giả họ có là quá ít ỏi. Và khi danh sách nghệ sĩ của một công ty tiếp tục gia tăng, rõ ràng, công ty cần phải có lời để duy trì tất cả các nghệ sĩ của mình. Khi một số nghệ sĩ bắt đầu ra đi, mọi chuyện bắt đầu trở nên khó khăn hơn cho những người ở lại khi phải tiếp tục gồng gánh mọi thứ.

Map the Soul, Inc được thành lập bởi Epik High, một trong những nhóm hip-hop nổi tiếng nhất của Hàn bao gồm các thành viên Tablo, Mithra Jin, và DJ Tukutz. Sau khi chia tay Woollim Entertainment vào năm 2009, cả nhóm quyết định mở công ty của riêng mình. Công ty ban đầu đã đạt được những thành công đáng kể như Epik High tạo ra thứ âm nhạc của riêng họ và thậm chí còn đào tạo các nghệ sĩ khác như Dok2, MYK, và Planet Shiver dưới trướng của mình.

Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO 4

Epik High trước khi về dưới trướng YG cũng từng thành lập công ty riêng của mình

Tuy nhiên, vào đầu năm 2010, công ty này lại bất ngờ sát nhập với Woollim Entertainment, mặc dù trước đó là 2 công ty tách biệt. Epik High đã chia sẻ rằng họ muốn tập trung hơn vào âm nhạc hơn là kinh doanh để duy trì một công ty - một lý do khá chính đáng đối với một nhóm nhạc nổi tiếng như Epik High. Thật không dễ dàng để vừa tổ chức và điều hành tốt một công khi trong khi vẫn phải tập trung cho việc sản xuất âm nhạc chất lượng. Và khi những người sáng lập công ty có có xu hướng nghiêng về âm nhạc nhiều kinh doanh, tốt hơn cả, là để thay vì tìm một công ty có thể chăm sóc mọi thứ lien quan đến các con số, để nghệ sĩ có thể tự do sáng tạo nghệ thuật. Năm 2012, Epik High chính thức về dưới trướng YG Entertainment, Map the Soul, Inc. chỉ còn được nhớ đến như là một nhánh của Woollim Entertainment.

Nghệ sĩ Hàn và công ty riêng: Câu chuyện đằng sau cái mác CEO 6

Nhưng rồi cuối cùng họ chỉ phát hành được 1 sản phẩm lớn dưới trướng công ty của chính mình, trước khi để Map the Soul, Inc sát nhập với Woollim còn nhóm về dưới trướng YG

Tóm lại, có thể thấy, những công ty do chính các nghệ sĩ thành lập, thành hay bại chủ yếu phụ thuộc vào các nghệ sĩ sở hữu chúng, và các loại hình kinh doanh mà họ dự định hướng công ty của mình đi theo. Khi các nghệ sĩ hay nhóm nhạc duy trì công ty hiểu rõ về kinh doanh và bắt đầu mọi thứ vững vàng ngay từ đầu, họ có thể dễ dàng duy trì công ty đúng hướng.

Các nghệ sĩ, rõ ràng, không nhất thiết phải là một nhà sản xuất âm nhạc hay một nhà kinh doanh tài ba để phát triển một công ty âm nhạc. Nhưng khi nhiều nghệ sĩ gia nhập công ty và những người đứng đầu công ty lựa chọn nghiêng về nghệ thuật nhiều hơn là kinh doanh, sự tồn tại của công ty sẽ gặp nguy hiểm và có thể dẫn đến giải thể.

Các công ty giải trí luôn đòi hỏi những trách nhiệm to lớn, vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi số đông nghệ sĩ không chọn đi theo con đường này. Tuy nhiên, xu thế nghệ sĩ sở hữu công ty của riêng mình chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, khi mà ngày càng có nhiều trường hợp nghệ sĩ bất đồng với công ty quản lý. Shinhwa, Ulala Session, Leessang và Tiger JK đã đi theo con đường này, và rõ ràng đã đạt được những thành công. Với tiền lệ tích cực từ những tiền bối này, biết đâu trong tương lai gần, các nhóm nhạc, nghệ sĩ khác sẽ tự tin đi theo con đường này?

Munnie (Nguồn: Seoulbeats)



Theo bạn, Snow Cam nào của thần tượng khiến bạn muốn "rớt tim" ra ngoài?
  • ChanYeol của EXO

    ChanYeol của EXO

    0%
  • V (BTS)

    V (BTS)

    0%
  • Baro của B1A4

    Baro của B1A4

    0%
  • Ong SeungWoo của Wanna One

    Ong SeungWoo của Wanna One

    0%
  • SeulGi của Red Velvet

    SeulGi của Red Velvet

    0%
  • YoungJun của HIGH4

    YoungJun của HIGH4

    0%
  • Lee JaeHoon

    Lee JaeHoon

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày