Ranh giới rạch ròi giữa thần tượng và nghệ sĩ Kpop - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Hậu trường

Thứ ba - 29 / 03 / 2016

Ranh giới rạch ròi giữa thần tượng và nghệ sĩ Kpop

Hai khái niệm này được phân biệt khá cụ thể trong Kpop.

Nếu là fan trung thành của Kpop, nhiều người sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt giữa thần tượng và nghệ sĩ theo cách đánh giá tại Hàn Quốc. Đó là lý do vì sao những gương mặt gắn mác thần tượng lại không ít lần chịu lép vé, thậm chí là bị xem thường trong những chương trình như Show Me The Money, Unpretty Rapstar,...

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, theo tiêu chuẩn đánh giá của Hàn Quốc, thần tượng được xếp vào hàng thấp nhất trong danh sách những nghề nghiệp liên quan đến nghệ thuật. Trong con mắt của người Hàn, diễn viên là cao quý nhất (trong nghệ thuật), sau đó đến ca sĩ, rồi lần lượt đến MC, diễn viên hài, cuối cùng mới đến thần tượng. Đó cũng là lý do vì sao mỗi khi đứng cạnh diễn viên nữ nào, một thần tượng "vạn người mê" như Yoona (SNSD) cũng luôn bị đánh giá là kém sắc hơn hẳn.

Yoona dù được xem là "nữ thần" Kpop nhưng vẫn bị chê kém sắc so với 2 nữ diễn viên cùng thuộc SM là Lee Yeonhee và Go Ara

Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, dù là thần tượng hay nghệ sĩ, những tên tuổi đang hoạt động tại Kpop đều ít nhiều sở hữu tài năng riêng của mình. Không thể phủ nhận ngoại hình là yếu tố quan trọng với thần tượng (nhất là trong một xã hội trọng hình thức như Hàn Quốc), nhưng thần tượng một khi đã muốn lên sàn cũng phải trải qua quãng thời gian làm thực tập sinh đầy khắc nghiệt (không đủ tiềm năng dĩ nhiên sẽ bị công ty quản lý loại bỏ). Sau khi ra mắt, họ cũng lại phải hoạt động không ngừng nghỉ từ hát, nhảy, đến chụp ảnh thời trang, tham gia chương trình tạp kĩ, lấn sân điện ảnh,... Vậy lý do gì khiến các thần tượng luôn bị đánh giá thấp?

Khả năng sáng tác

Một trong những cách phổ biến nhất để phân biệt thần tượng và nghệ sĩ là khả năng sáng tác được công chúng công nhận. Nghệ sĩ có thể soạn nhạc, viết lời, sản xuất các sản phẩm âm nhạc cho sự nghiệp solo của chính bản thân mình. Trong khi đó, thần tượng không sáng tác hoặc hiếm khi sáng tác, họ chỉ thường trình diễn và quảng bá các ca khúc được công ty "đặt hàng" các nhạc sĩ khác, và cùng các thành viên trong nhóm nhạc của mình thể hiện chúng.

Một điều kiện khác kèm theo trình độ sáng tác là nghệ sĩ phải có hoạt động solo trên sàn nhạc. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này, thần tượng vẫn chưa thể được nhìn nhận như nghệ sĩ.

Jaejoong, Junsu (JYJ), G-Dragon (Big Bang) là những tên tuổi hiếm gặp được đánh giá là có thể lột bỏ mác thần tượng, được kỳ vọng sẽ vươn tới tầm nghệ sĩ trong thời gian không xa. Trường hợp của SHINee, dù có tới hai thành viên từng tách nhóm "đá lẻ" là JonghyunTaemin, nhưng nếu Jonghyun được xem xét ở mức độ có thể phấn đấu để trở thành nghệ sĩ, Taemin dù solo thành công vẫn chỉ là thần tượng bởi anh chàng chưa có ca khúc của riêng mình sáng tác.

GD

Junsu

G-Dragon và Junsu là 2 trong số vài cái tên hiếm hoi được cho là khá gần với tiêu chuẩn nghệ sĩ

Rất nhiều trường hợp thần tượng có thử sức sáng tác, nhưng vẫn không được xem là nghệ sĩ, bởi những sáng tác của họ chỉ được đánh giá ở mức độ "nội bộ", sáng tác cho vui, và họ cũng không đủ khả năng để thể hiện các sáng tác của mình. Trường hợp của Chanyeol (EXO) là một ví dụ. Dù có tập tành sáng tác nhưng Chanyeol chưa từng tách nhóm hoạt động solo, thậm chí bị đánh giá thấp về giọng hát và cả rap, nên gắn với anh chàng vẫn là mác thần tượng.

Giọng hát

Ngoài thần tượng và nghệ sĩ, khái niệm ca sĩ cũng được đề cập. Yếu tố quyết định một thần tượng có phải ca sĩ đích thực hay không nằm ở giọng hát. Ca sĩ dù không (hoặc ít) sáng tác nhưng có solo, quan trọng nhất là sở hữu chất giọng và khả năng ca hát vượt trội. Taeyeon (SNSD)Hyorin (Sistar) là những gương mặt ca sĩ nổi bật tại Kpop, luôn nằm trong danh sách top những giọng ca hàng đầu của các thành tượng.

Taeyeon

Hyorin

Giọng hát của Taeyeon và Hyorin giúp 2 cô nàng tiến gần với danh hiệu ca sĩ

Nếu Hyorin gây ấn tượng với solo album Love & Hate trong năm 2013, Taeyeon lại gặt hái nhiều thành tích cùng solo album I vào năm 2015. Ngoài ra, HyorinTaeyeon cũng là những thần tượng hiếm hoi được ưu ái mời thể hiện rất nhiều những bản nhạc phim nổi tiếng của các bộ phim truyền hình đình đám như Vì sao đưa anh tới, Gió mùa đông năm ấy,...

Hình ảnh hướng đến công chúng

Một cách khác để có thể phân biệt thần tượng và nghệ sĩ chính là dựa theo mức độ tự do thể hiện và hình ảnh, mục tiêu hướng đến công chúng. Thần tượng - đúng với ý nghĩa tên gọi, phải là những gì mẫu mực nhất mang đến thế giới bên ngoài. Chính vì thế, cái thần tượng theo đuổi là hình tượng hào nhoáng, hoàn hảo đến từng mi-li-mét trong mắt công chúng.

Cũng vì lẽ này mà tầm quan trọng của công ty quản lý đối với thần tượng là rất lớn. Tất cả các thần tượng thường phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của công ty quản lý, ngay từ khi còn là thực tập sinh. Họ không được sử dụng điện thoại, bị cấm hẹn hò, phải sống đúng với hình tượng mà công ty xây dựng cho mình, dù con người thật của họ có trái ngược với hình tượng ấy như thế nào.

Khi công ty quản lý đề ra kế hoạch A thì dù thần tượng có hứng thú với kế hoạch B đến đâu cũng khó có thể thực hiện. Đó chính là lý do nhiều người thường gọi thần tượng là nghề nghiệp "bán hình ảnh", cũng như công chúng muốn gì, họ sẽ xuôi theo hướng đó. Họ không được sống cuộc sống mình mong muốn, họ phải sống cuộc đời mà công chúng mong muốn.

Trái lại, nghệ sĩ có thể tự do thể hiện suy nghĩ cá nhân qua các tác phẩm âm nhạc của mình, đồng thời theo đuổi nghệ thuật đích thực, không quá để tâm đến thị hiếu đại chúng.

IU

IU từng gây sốc với lời bài hát Zeze và hình ảnh trong album Chart Shire gợi liên tưởng đến nạn ấu dâm

Cuối năm 2015, "em gái quốc dân" IU từng vướng phải những luồng chỉ trích lớn khi ca khúc Zeze của cô bị tố liên quan đến chủ đề ấu dâm. Mặc dù vướng phải sự phản đối gay gắt từ dư luận, IU vẫn trình diễn Zeze trong concert của mình, đồng thời chia sẻ: "Đây là ca khúc tôi mãi mãi yêu thích". Không bàn đến chuyện nội dung của Zeze có thật sự mang ý nghĩa không lành mạnh hay không, nhưng nếu IU chỉ là một ca sĩ thần tượng tách nhóm solo, chắc hẳn cô sẽ không dám "cả gan" "đổ thêm dầu vào lửa" trong một tình huống như vậy.

Tuổi tác và thâm niên

Dù tiêu chuẩn này còn nhiều tranh cãi về mức độ thỏa đáng so với các tiểu chuẩn trên, nhưng xét ở một khía cạnh nhất định, tuổi tác cũng là một dấu hiệu để phân biệt thần tượng và nghệ sĩ. Những tên tuổi gạo cội hoạt động đã lâu trong làng nhạc sẽ được coi là nghệ sĩ, trong khi những gương mặt mới thì chỉ được coi là thần tượng. 

Shinhwa là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Với 18 năm hoạt động và vẫn giữ nguyên số lượng thành viên, Shinhwa - nhóm nhạc thần tượng lâu đời nhất Kpop, luôn được xem là hình mẫu lý tưởng, huyền thoại của mọi nhóm nhạc tại Hàn Quốc. Điều này giúp họ trở thành "thần tượng của những thần tượng", tiến gần đến danh hiệu nghệ sĩ hơn là thần tượng đơn thuần.

Shinhwa

Với 18 năm hoạt động bền bỉ, Shinhwa là tên tuổi "lão làng" bậc nhất trong giới idolgroup

Hơn thế, hiện nay, Shinhwa hoạt động dưới trướng công ty của riêng họ, tự quản lý, tự sáng tác ca khúc và sản xuất album, tự biên đạo vũ đạo, làm ra thứ âm nhạc mà họ yêu thích. Điều này cũng giúp họ được nhìn nhận sát hơn với tư cách nghệ sĩ.

g.o.d cũng là nhóm nhạc thế hệ đầu tiên còn hoạt động tới ngày nay. Song khác với Shinhwa, g.o.d có đến gần 10 năm không hoạt động (họ tan rã vào năm 2005 và tái hợp năm 2014). Chính vì thế xét cho chính xác, g.o.d có số năm hoạt động thực sự còn ít hơn nhiều nhóm nhạc thế hệ thứ 2 như DBSK, Super Junior, Big Bang...

G.O.D

Debut cùng thời với Shinhwa, nhưng g.o.d lại có đến gần 10 năm ngừng hoạt động và chỉ mới trở lại vào năm 2014

Thêm vào đó, g.o.d hiện nay vẫn sử dụng phần lớn các bài hát của những nhạc sĩ khác trong album, dù em út Taewoo có góp mặt trong vai trò sản xuất. Những điều trên khiến g.o.d dù được mệnh danh là "Nhóm nhạc quốc dân", có tuổi hoạt động (đáng lẽ là) khá lớn so với các nhóm nhạc hậu bối, nhưng họ vẫn thua kém một bước trên con đường tiến đến danh hiệu nghệ sĩ so với đối thủ một thời Shinhwa.

Kết

Dù là thần tượng hay nghệ sĩ, tất cả những ai đang hoạt động tại đấu trường Kpop khắc nghiệt hiện nay đều đã và đang dốc hết sức mình để cống hiến cho khán giả những ca khúc hay, những màn trình diễn ấn tượng. Chính vì thế, sự phân biệt giữa thần tượng và nghệ sĩ với nhiều người có thể khá quan trọng, song với người khác nó cũng chỉ là một ranh giới mong manh.

Thần tượng hay nghệ sĩ, cái họ cần đều là sự yêu mến, tôn trọng và ủng hộ dành cho những gì mà họ đang làm, dù là ở bất cứ cương vị nào.



Theo bạn, có phải trang phục của Red Velvet là "hàng đạo nhái" của SM Town với Paris99?
  • Có, nhìn hình đã thấy rành rành thế kia

    Có, nhìn hình đã thấy rành rành thế kia

    0%
  • Không, chỉ là trùng hợp một chút thôi

    Không, chỉ là trùng hợp một chút thôi

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày