Chỗ đứng nào cho những thần tượng ballad tại Kpop? - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Hậu trường

Thứ sáu - 18 / 03 / 2016

Chỗ đứng nào cho những thần tượng ballad tại Kpop?

Trong một thế giới Kpop đầy hào nhoáng với những bản nhạc dance sôi động, những vũ đạo bắt mắt, ballad tồn tại một cách lặng lẽ hơn, yên bình hơn, song vẫn là một dòng nhạc chứng tỏ được sức sống mãnh liệt và không thể thiếu đối với các nghệ sĩ thần tượng.

Kpop, nếu như dance là dòng nhạc chủ đạo để các nghệ sĩ thể hiện sự cuốn hút trên sân khấu, thì ballad là sự lựa chọn hoàn hảo cho các thần tượng để thể hiện kĩ năng thanh nhạc, với các nhạc cụ đơn giản làm nổi bật giọng hát của họ. Hơn nữa, nếu làm tốt, những bản ballad đó có thể trở thành tác phẩm hoàn hảo, chứa đựng những tâm tư, tình cảm qua khả năng biểu lộ cảm xúc của thần tượng. Những tác phẩm đặc biệt đó còn có thể giúp họ trở thành những ngôi sao lớn hay thần tượng nổi tiếng của nền âm nhạc, nhận được sự yêu mến của người hâm mộ. Nói một cách đơn giản, nhờ có ballad mà những thần tượng có thể tỏa sáng với tài năng của họ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bản ballad Kpop đều hoàn hảo. Thật ra, trái với mục đích của nó, các bản ballad trong Kpop thường mang đến nhiều thứ không đáng mong đợi khi thường dính chặt trong một thứ khuôn khổ tẻ nhạt, với những ca khúc không có chiều sâu, vốn chỉ được đưa vào album của thần tượng cho đủ số lượng bài hát.

Một bản ballad truyền thống phải thể hiện được những xúc cảm và chứa đựng được sự chân thành. Tuy nhiên, thần tượng Kpop - hay cụ thể hơn là các công ty quản lý lại liên tiếp tạo ra những bản ballad mờ nhạt, tương tự như những bản nhạc dance vô vị, vì thế, những bản ballad thường sẽ trở nên nhàm chán, xa lạ, thiếu hoặc mất hẳn đi những nét đặc trưng riêng vốn có dòng nhạc này.

Tương tự, sự rập khuôn trong quy trình sản xuất và việc sử dụng các nhạc cụ giống nhau ở mọi bản ballad khiến người hâm mộ Kpop cảm thấy mệt mỏi và chán nản với những bản ballad của thần tượng. Ngay cả khi các thần tượng hát ballad là những ca sĩ có chất giọng hát hay, được khán giả công nhậnm thì những bản ballad mang tính thương mại hóa đó vẫn thường không thực sự được xem là một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, bởi họ thiếu đi sự chân thành hay lòng nhiệt huyết.

Tuy vậy, cũng cần phải công tâm mà nhận xét, không phải tất cả các bản ballad Kpop được tung ra đều mang tính thương mại hóa. Có những nghệ sĩ, nhóm nhạc được sinh ra là để hát dòng nhạc này, và thực sự mang lại những ca khúc ballad xuất sắc như 2AM hay Davichi, là những nhóm nhạc nổi tiếng về thể loại nhạc này.

2AM và Davichi là 2 đại diện tiêu biểu của những thần tượng hát ballad

Hơn nữa, nền âm nhạc Hàn Quốc vốn có sự tách biệt lớn giữa nghệ sĩ và thần tượng, giữa ca sĩ solo và nhóm nhạc, các nghệ sĩ như Ali, Gummy, Lyn... vẫn tiếp tục phấn đấu để đạt được những thành công đáng tự hào của họ. Tuy nhiên, các hoạt động trong ngành công nghiệp Kpop hiện nay khiến cho việc quảng bá của các ca sĩ, nhóm nhạc ballad càng trở nên khó khăn. Kết quả là, để quảng bá cho những bản ballad đó, các nhóm nhạc chuyển sang quảng bá các ca khúc ballad tại thị trường Nhật Bản, một xu hướng mới hiện đang trở nên phổ biến đối với các thần tượng ngày nay.

 

SHINee đã từng quảng bá ca khúc ballad 1000 Years, Always By Your Side. Nếu như họ quảng bá một ca khúc này tại Hàn Quốc, đây sẽ được xem là là một thử thách khá "liều mạng". Vì sao lại như vậy?

1000 Years, Always By Your Side - một ca khúc ballad được SHINee chọn để quảng bá tại Nhật

Nếu phải đổ lỗi cho một yếu tố nào đó, điều trước tiên có lẽ chính là những người nghe nhạc. Người hâm mộ của các thần tượng Kpop tại Hàn Quốc chủ yếu là thanh thiếu niên, người trẻ, họ thường thích nghe nhạc dance dễ gây nghiện, đơn giản hơn là những ca khúc ballad tình cảm, cần những suy nghĩ sâu lắng để thấu hiểu. Số ít người hâm mộ là người trưởng thành sẽ chọn những ca sĩ chuyên về dòng nhạc ballad hơn và được nhiều người biết đến như Ali, K.Will,... hơn là những thần tượng nếu họ muốn nghe nhạc ballad.
 
Vì thế, để tồn tại trong ngành công nghiệp Kpop luôn biến động, người nghệ sĩ phải xác định được thể loại âm nhạc phù hợp với độ tuổi người hâm mộ của mình. Và ngay cả công chúng đang quá chán nản với những ca khúc nhạc dance có giai điệu lặp đi lặp lại, thì vẫn phải thừa nhận rằng, những ca khúc đó vẫn thu hút được sự quan tâm của người trẻ tuổi. Những giai điệu dễ nhớ, những màn trình diễn đầy năng lượng và cơ hội giao lưu gần gũi với thần tượng hoàn toàn thu hút được người hâm mộ ở độ tuổi này hơn những bản ballad trầm lặng, tinh tế, và đòi hỏi một khoảng thời giải dài hơn để có thể thấu hiểu và cảm nhận được.
 
IU đã từng khởi đầu với ballad nhưng không thành công

Những hoạt động để quảng bá cho những ca khúc ballad thoặc những single mang hơi hướng ballad trong thị trường Kpop phần lớn không mấy thành công. Ví dụ, IU ra mắt với ca khúc ballad mạnh mẽ, Mia không mấy thành công, mặc dù chất lượng ca khúc là quá rõ ràng Đến khi IU chuyền sang hình tượng dễ thương hơn, âm nhạc theo trào lưu hơn thì cô bắt đầu nhận được sự chú ý qua ca khúc Boo. Lần quảng bá tiếp theo của IU với ca khúc ballad Only I Didn’t Know đã mang lại thành công và giúp IU có được độ nổi tiếng khá ổn định tại thời điểm đó.
 
 
 
Only I Didn’t Know - IU
 
Tuy nhiên, single này thường không được nhớ đến nhiều bởi sức hút quá lớn từ ca khúc xuất sắc của IU, Good Day, với giai điệu sôi động hơn. Ngoài ra, đó có thể là một minh chứng rằng hình ảnh dễ thương hơn, trẻ trung hơn của IU có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của cô. Hay nói cách khác, những ca khúc đậm tính nghệ thuật như Mia vẫn không thể vượt mặt được những ca khúc theo xu thế hiện nay như Good Day hoặc Boo.
 
Một ví dụ khác là U-Kiss với ca khúc ballad 0330. Trong khi ca khúc đáng được chú ý này được cho là sự khởi đầu cho những thành công của U-Kiss, cũng giống như Only I Didn’t Know của IU, thì 0330 thường bị bỏ qua bởi thành công nối tiếp của ca khúc mang giai điệu sôi động hơn, Neverland.
 
 
 
 
0330 được xem là ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của U-Kiss
 
Idolgroup thế hệ đầu tiên, g.o.d, là một trong những tên tuổi hiếm hoi tạo được chỗ đứng với ballad, song cũng không hề dễ dàng. g.o.d ra đời khi trào lưu Kpop chỉ vừa hình thành, và tất nhiên, công chúng còn đang "điên cuồng" với hàng loạt nhóm nam đầy mê hoặc bởi vũ đạo mạnh mẽ như H.O.T, Sechkies, Shinhwa,.... Giữa xu thế hào nhoáng ấy, g.o.d tách biệt một đường khi xác định theo đuổi ballad. Hậu quả, họ có một màn khởi đầu thảm hại. 
 
g.o.d cũng có khởi đầu chật vật khi theo đuổi ballad
 
g.o.d debut với Dear Mother theo dòng nhạc ballad pha chút hip hop, với những vũ đạo không thể đơn giản hơn. Và tất cả những gì họ nhận được, chỉ là sự khen ngợi dành cho ca khúc này, bởi nó nói về tình cảm gia đình. Còn tên tuổi của nhóm hoàn toàn mờ nhạt giữa dàn tân binh năm ấy. Sau màn debut không thành công ấy, sang album thứ 2, g.o.d phải chuyển sang những ca khúc có giai điệu sôi động hơn, cùng những vũ đạo có tiết tấu nhanh hơn như Love and Remember, Friday Night,.... Đến lúc này, nhóm mới bắt đầu được chú ý tại Hàn. Rất may mắn là sau này, g.o.d cũng trở lại và gầy dựng được tên tuổi của mình với ballad, nhưng một phần cũng là nhờ hiệu ứng từ sau chương trình thực tế Babysitting Diary mà nhóm tham gia.
 
2AM là một trường hợp đáng tiếc nhất của những thần tượng ballad. Được JYP đào tạo và ra mắt chuyên về dòng nhạc này, 2AM được đánh giá rất cao bởi những ca khúc ballad tinh tế cùng chất giọng "khủng" của cả 4 thành viên. Dẫu được khen ngợi bởi âm nhạc chất lượng cao, song những gì công chúng nhớ về 2AM, chỉ là cái danh nhóm nhạc anh em với 2PM mà thôi. Hậu quả, 4 mẩu 2AM hiện nay đang trực thuộc 4 công ty khác nhau. Và dù đã lên tiếng rằng nhóm sẽ không tan rã, nhưng dường như không nhiều người đặt niềm tin vào sự trở lại của nhóm.
 
2AM cũng sớm "tan đàn xẻ nghé" vì không tìm được chỗ đứng
 
 
 
I Wonder If You Hurt Like Me - một trong những bản hit nức lòng của 2AM
 
Nhóm nhạc hiếm hoi có những thành công với việc phát hành những ca khúc ballad là DBSK, thì thậm chí hầu như những ca khúc ballad của DBSK đều được phát hành tại Nhật Bản.

Ngược lại, trong nền công nghiệp âm nhạc Nhật Bản, các thần tượng được tự do trong việc lựa chọn thể loại nhạc ballad. Điều này một phần là do thị hiếu âm nhạc của người Nhật đa dạng hơn, một phần là do sức hút của các nhóm nhạc Kpop. Không giống như nền âm nhạc Kpop, các nhóm nhạc phải chạy theo theo xu hướng chung để phù hợp với thời đại và thị hiến công chúng, ở Nhật Bản các nhóm nhạc có thể thử nghiệm và tiến sâu về thể loại nhạc này như những nghệ sĩ thực thụ.
 
Điều này dẫn đến việc nhiều nhóm nhạc khi sang Nhật Bản đã chọn một phong cách âm nhạc hoàn toàn khác so với khi quảng bá ở nhà, với đa dạng các thể loại như rock, R&B, EDM, và tất nhiên cả ballad. Ít giới hạn và phong cách âm nhạc thoáng hơn, nên những bản ballad tiếng Nhật từ các nhóm nhạc Kpop trở nên hấp dẫn và phù hợp với người nghe hơn. Điều này khiến cho nhiều thần tượng Kpop chọn thử sức với dòng nhạc ballad tại Nhật Bản.
 
"Những vị thần" DBSK phải đưa các ca khúc ballad sang Nhật Bản
 
Tương tự, khán giả tại Nhật Bản cũng đóng vai trò cốt yếu cho phép các thần tượng Kpop mở rộng thể loại nhạc ballad tại các đất nước khác. Người hâm mộ của các nhóm nhạc Kpop, đặc biệt là các nhóm nhạc nam, thường là những phụ nữ trưởng thành nhiều hơn thanh thiếu niên, cá nhân họ nhiều khả năng sẽ ưa thích những bản tình ca lãng mạn và ngọt ngào của những bản ballad.

Vì thế, nhiều nghệ sĩ Kpop rõ ràng đã tận dụng lợi thế của thị trường thân thiện tại Nhật Bản để quảng bá các ca khúc ballad. Nghệ sĩ tiên phong đại diện cho thế hệ Hallyu có BoA và DBSK, với hàng loạt những bản ballad xuất sắc trong nền âm nhạc Nhật Bản. Tiếp đó còn có nhiều nhóm nhóm nhạc khác như SHINee (1000 Years, Always By Your Side) SNSD (Time Machine và All My Love is For You), U-Kiss (A Shared Dream), Secret (So Much for Goodbye),..., mở rộng thị trường của dòng nhạc ballad qua các hoạt động tại Nhật Bản nhiều hơn các hoạt động tại Hàn Quốc.
 
 
 
Nhóm nữ hàng đầu như SNSD cũng sang Nhật mới dám quảng bá một ca khúc ballad
 
Mới đây nhất, tân binh nhà SM - Red Velvet được cho là khá "liều mạng" khi chọn tung ra album mới với bài hát chủ đề theo dòng nhạc ballad, R&B mang tên One of These Nights. Tuy nhiên, đúng như dự đoán, mặc dù được đánh giá cao về sự táo bạo này, song bài hát không mang lại cho nhóm những thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc tại Hàn Quốc. 
 
Sự thất bại mới nhất của Red Velvet là một minh chứng cho thấy, thị trường Kpop vẫn chưa thể mở cửa thân thiện với ballad, nhất là đối với các nhóm nhạc thần tượng. Không thể phủ nhận. Kpop vẫn có rất nhiều bản ballad chất lượng, nhưng chính thị hiếu của khán giả và người hâm mộ đang dần giất chết dòng nhạc này, cùng những thần tượng theo đuổi dòng nhạc này, điển hình nhất là 2AM. Để tồn tại với ballad, các thần tượng Kpop hiện nay phải đổ xô sang Nhật Bản, với một điều chắc chắc rằng những bản ballad tại đây thường có chất lượng cao hơn so với những bản ballad tại Hàn Quốc, với phong cách âm nhạc sáng tạo và tự do hơn.


Theo bạn, Snow Cam nào của thần tượng khiến bạn muốn "rớt tim" ra ngoài?
  • ChanYeol của EXO

    ChanYeol của EXO

    0%
  • V (BTS)

    V (BTS)

    0%
  • Baro của B1A4

    Baro của B1A4

    0%
  • Ong SeungWoo của Wanna One

    Ong SeungWoo của Wanna One

    0%
  • SeulGi của Red Velvet

    SeulGi của Red Velvet

    0%
  • YoungJun của HIGH4

    YoungJun của HIGH4

    0%
  • Lee JaeHoon

    Lee JaeHoon

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày