Một góc nhìn khác về Kpop: "Không phải là tinh hoa Hàn Quốc" - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Review

Thứ tư - 16 / 08 / 2017

Một góc nhìn khác về Kpop: "Không phải là tinh hoa Hàn Quốc"

Kpop đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng sự thực đây có phải là những gì tinh túy nhất của văn hóa xứ sở Kim Chi?

Làn sóng Hallyu: “Trò chơi vương quyền” trên mặt trận văn hóa Hàn Quốc

Nhắc đến những quốc gia xuất khẩu văn hóa thành công nhất, chắc chắn không thể bỏ qua Hàn Quốc. Trước làn sóng văn hóa Hàn Quốc, Đài Loan là đất nước dẫn đầu trong việc quảng cáo văn hóa đến với các quốc gia Châu Á. Hàng loạt các bộ phim, âm nhạc Đài Loan được cập nhật một cách nhanh chóng, và khi đó, đất nước này nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên, chính nhờ chính sách phát triển văn hóa Hàn Quốc của bộ Văn hóa xứ sở Kim Chi, làn sóng Hallyu bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ.

BoA

BoA

Đầu tiên là những nhóm nhạc Hàn Quốc nhe nhóm đầu năm 2000, điển hình chính là BoA, Lee Hyori và các nhóm thần tượng khi đó. Năm 2000, BoA bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình dưới trướng công ty SM Entertainment và hai năm sau, album Listen to my heart của cô trở thành album đầu tiên của một ca sĩ Hàn Quốc bán được một triệu bản tại Nhật. Lee Hyori cũng nhanh chóng khẳng định tên tuổi với concept khiêu gợi. Cùng với việc tấn công của các bộ phim Hàn Quốc khi đó như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đôngNàng Dae Jang Geum, văn hóa Hàn Quốc tiến xa nhanh chóng và đưa làn sóng Đài Loan trở vào “dĩ vãng”.

Lee Hyori

Lee Hyori

Cuối năm 2000, giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã nhanh chóng tiếp nhận các nhóm nhạc K-Pop như Big Bang, SNSD và Super Junior, mà cả ba nhóm này đã và đang thu hút một lượng fan khổng lồ đến từ Nam Mĩ, nhiều khu vực của Đông Âu, vùng Trung Đông, và cho tới một lượng fan nhỏ hơn ở phương Tây. Trải qua nhiều thế hệ, các nhóm nhạc kế cận nhanh chóng tiếp nhận sứ mệnh thiêng liêng trong việc quảng cáo văn hóa Hàn Quốc là EXO, BTS,… Ngoài ra, những bộ phim Hàn Quốc cũng nhanh chóng nổi tiếng, tiêu biểu là Hậu duệ mặt trời, Gia đình là số 1,… và trước đó là Vườn sao băng.

Vườn sao băng

Bộ phim "Vườn sao băng"

Sự phát triển của làn sóng Hallyu được đẩy mạnh một phần nhờ vào chính sách Hàn Quốc. Đằng sau những nhóm nhạc đình đám và công ty quản lý, chính phủ Hàn Quốc cũng đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa âm nhạc, điện ảnh đến các nước khu vực Châu Á. Tất nhiên, nó có lợi cho quốc gia sở tại trong việc đưa những ngành khác phát triển như du lịch, sản phẩm điện tử ( điển hình là Samsung, LG), mỹ phẩm,… Đặc biệt hơn, nhiều sản phẩm Hàn Quốc chứa chủ nghĩa dân tộc văn hóa.

Nhóm nhạc thần tượng Kpop: Cực phẩm Hàn Quốc hay là “văn hóa bình dân”

Một điều không thể phủ nhận trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc chính là sự chỉn chu và đường lối phát triển. Những sản phẩm âm nhạc Hàn Quốc luôn được dựng xây kỹ càng, tỉ mỉ, bao gồm cả phần nghe và phần nhìn. Đặc biệt hơn, âm nhạc Hàn Quốc tồn tại đến ngày nay sau hơn 15 năm thống trị chính là sự học hỏi và biến những cái mới thành cái của mình. Điển hình, ca khúc nhạc pop của thế hệ Kpop trước như SNSD, Big Bang, đã nhanh chóng chuyển sang sự hòa phối theo kiểu thời thượng. Trong năm 2017, hàng loạt các ca khúc mới hiện tại như của TWICE, Black Pink, BTS đều theo concept nhạc điện tử, hip-hop, chứng tỏ sự bắt nhịp xu hướng rất tốt của công ty giải trí Hàn Quốc.

SNSD và Big Bang

SNSD và Big Bang

Công nghiệp giải trí Hàn Quốc giúp Việt Nam định hình hơn phong cách của mình. Nhiều công ty giải trí Việt theo chế độ hà khắc và tập luyện của Hàn Quốc để đưa ra những sản phẩm chất lượng như Sơn Tùng, Đông Nhi, Soobin Hoàng Sơn, với sự pha trộn giữa nét riêng âm nhạc Việt với làn sóng thời trang thời thượng của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, đứng theo khía cạnh văn hóa, những nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc hiện tại, chỉ là văn hóa bình dân.

Khác với Nhật Bản khi du nhập vào Việt Nam bằng con đường văn học thường là những nét tinh túy như trà đạo, những món ăn Nhật Bản và câu chuyện, các tiểu thuyết gia danh tiếng như Haruki Murakami, thì Hàn Quốc đưa đến âm nhạc và phim ảnh đại chúng, chủ yếu đánh vào giới trẻ và nó không phải là tinh hoa Hàn Quốc.

BTS và EXO

BTS và EXO

Điển hình, thế hệ trẻ yêu thích làn sóng Hàn Quốc thường chú ý nhiều những ngôi sao ca nhạc, diễn viên truyền hình, say mê nhuộm tóc theo mốt Hàn, ăn thức ăn Hàn, dùng mỹ phẩm Hàn... Người trẻ vẫn chưa thuần thục trong việc tiếp nhận những tinh hoa Hàn Quốc, về lịch sử, những nét cơ bản của văn hóa xứ Kim Chi. Những sản phẩm văn hóa khác của Hàn Quốc điển hình như văn học vẫn còn yếu thế so với tinh hoa văn hóa Nhật Bản, chưa tạo được sự mạnh mẽ. Đơn giản, khi Nhật Bản đã du nhập vào Việt Nam rất sớm trong thời gian đô hộ trong thế chiến thứ hai, thì văn hóa Hàn Quốc chỉ phát triển mạnh khoảng gần 17 năm, không thể đưa tinh hoa văn hóa vào trong Châu Á. Đó cũng là lý do vì sao tuổi thọ của những nhóm nhạc Hàn Quốc cực kỳ ngắn ngủi, vì chỉ là nền văn hóa nổi lên trong một thế hệ, chưa đủ để sống mãi như những biểu tượng văn hóa Tây Phương như The Beatles, Madonna, Britney Spears, hay như làn sóng Nhật Bản về trà đạo, xu hướng đọc Murakami,…

Vì thế, xét theo khía cạnh văn hóa, những sản phẩm âm nhạc của thần tượng Kpop hiện tại là văn hóa bình dân và chỉ mang tính chất đại diện cho từng thế hệ của mỗi giai đoạn. Bên cạnh việc nghe nhạc Hàn Quốc, những người trẻ cũng cần tìm hiểu thêm về văn hóa Hàn Quốc thông qua văn học, những tác phẩm kinh điển, điện ảnh Hàn Quốc nằm ngoài dòng phim thị trường. Nó không những giúp bạn hiểu thêm về đất nước Hàn Quốc một cách toàn diện, mà còn là cách hâm mộ thần tượng một cách lâu dài, ngay ca khi họ đã không còn hoạt động trong lĩnh vực ca hát.



Khoảnh khắc của thần tượng nào khiến bạn "rung rinh" nhất?
  • Rap Monster

    Rap Monster

    0%
  •  DongWoo (Infinite)

    DongWoo (Infinite)

    0%
  • SungGyu (Infinite)

    SungGyu (Infinite)

    0%
  • HwaSa (Mamamoo)

    HwaSa (Mamamoo)

    0%
  • Vernon (Seventeen)

    Vernon (Seventeen)

    0%
  • Ken (VIXX)

    Ken (VIXX)

    0%
  • Zico (Block B)

    Zico (Block B)

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày