Thành viên mới - Cứu tinh cho các nhóm nhạc hay chiêu trò của các công ty? (Kỳ 2) - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Hậu trường

Thứ tư - 08 / 06 / 2016

Thành viên mới - Cứu tinh cho các nhóm nhạc hay chiêu trò của các công ty? (Kỳ 2)

Người ta cứ mãi tranh cãi về các vấn đề xung quanh việc thêm hay không thêm thành viên vào một nhóm nhạc đã nổi tiếng mà quên mất rằng, người hưởng lợi thật sự từ những tranh cãi này, chính là các công ty giải trí.

“Thành viên mới” là một vấn đề mà người hâm mộ và các công ty thường không có chung tiếng nói. Nếu như lãnh đạo các công ty giải trí luôn mong muốn có được số thành viên càng gần với số lượng ban đầu càng tốt, thì người hâm mộ lại “sống chết” bảo vệ những “con số vĩnh cửu”, và họ chỉ chấp nhận các thành viên gốc ban đầu, không thể san sẻ tình cảm cho những “kẻ thế thân”. Chính vì thế mới có chuyện, khi một hay vài thành viên ban đầu ra đi, công ty quản lý ngay lập tức tìm thành viên khác thay thế, trong khi người hâm mộ lại kêu la phản đối.

Đây cũng là nguyên nhân mà những người hâm mộ Kara đã tập hợp lại để phản đối dự án Kara Project – chương trình tìm kiếm gương mặt mới cho Kara sau khi Nicole và Jiyoung rời nhóm vào năm 2014. Đội hình 5 người của Kara (Gyuri, Seungyeon, Hara, Nicole, Jiyoung) không phải là đội hình gốc, nhưng đây là đội hình thành công nhất và được biết đến nhiều nhất của nhóm nữ nhà DSP. Chính vì thế, Kara Project đối với fan Kara mà nói, chính là “tôi đồ” phá hỏng đội hình “thần thánh” của họ.

Thành viên mới - Cứu tinh cho các nhóm nhạc hay chiêu trò của các công ty? (Kỳ 2)

Kara Project làm dấy lên sự phản đối trong cộng đồng fan Kara

Những tranh cãi xung quanh Kara và Kara Project thật ra cũng chưa là gì so với phong trào “Only13” cay độc mà một phần lớn người hâm mộ Super Junior tạo ra để phản đối việc SM thêm Henry và Zhou Mi vào đội hình chính thức của Super Junior. Henry và Zhou Mi vốn là thành viên của nhóm nhỏ Super Junior-M – phân nhóm hoạt động tại Trung Quốc. Và dù cho họ có thân thiết với các thành viên đến như thế nào, cũng như việc thêm họ vào nhóm sẽ có lợi ra sao, thì đối với ELF (fan Suju), Super Junior phải mãi mãi tồn tại với con số 13 huyền thoại.

Những điều kể trên là hệ quả tất yếu xảy ra bởi cái gọi là “văn hóa nhóm nhạc” mà các công ty Kpop đã cố gắng xây dựng cho các thần tượng, như việc các thành viên của một nhóm nhạc thần tượng luôn phải có một tình bạn gắn bố từ những ngày thực tập sinh cho đến lúc trở thành thành viên nhóm. Việc thêm một thành viên mới vào nhóm, đồng nghĩa với việc có một nhân tố mới xen vào mối quan hệ vốn đã bền chặt giữa các thành viên, lập tức có thể gây ra những căng thẳng trong nội bộ nhóm.

Chẳng hạn, dù có hay không sự việc bắt nạt trong nội bộ T-Ara, rõ ràng rằng việc thêm Hwayoung vào đội hình T-Ara năm 2010 là một sai lầm của MBK khi thành viên mới này đã không thể hòa nhập với các thành viên còn lại – những người vốn đã rất thân thiết từ trước.

Hyelim cũng từng thừa nhận những khó khăn khi mới được thêm vào Wonder Girls trên chương trình KBS Star Theater Life: “Thú thật. ban đầu tôi cảm thấy không thoải mái. Trong những sự kiện dành cho fan hâm mộ, tôi đã từng nghĩ rằng mọi người sẽ không muốn lấy chữ ký của tôi, nhưng họ buộc phải lấy nó đơn giản vì tôi đang có mặt ở đó”.

Thành viên mới - Cứu tinh cho các nhóm nhạc hay chiêu trò của các công ty? (Kỳ 2)

Các fan "Only13" từng thực biểu tình dữ dội để phản đối việc thêm Henry và Zhou Mi vào Suju

Thật khó cho một công ty khi phải chọn được một thời điểm thích hợp để thêm một thành viên mới vào một nhóm nhạc đã nổi tiếng, bởi ở bất cứ lúc nào, họ sẽ luôn nhận phải phản ứng dữ dội từ những người hâm mộ theo chủ nghĩa “bảo vệ đội hình gốc”. Không ai nói nhiều đến sự thay thế của Yubin cho chỗ trống của Hyuna khi cô rời Wonder Girls vào năm 2007, đơn giản là vì nhóm vẫn chưa nổi tiếng vào thời điểm đó. Bất kỳ một biến động nào trong đội hình một nhóm nhạc đã nổi tiếng, đều sẽ là một vấn đề lớn mà các công ty giải trí phải đối mặt. Nhưng hầu hết, các công ty vẫn sẽ mặc kệ những tranh cãi, nếu như đội hình mới vẫn phù hợp với lợi ích của họ.

Thực tế, vẫn có những sự bổ sung trong một số nhóm diễn ra trơn tru và tốt đẹp. Nếu After School không thêm thành viên, Nana và Lizzy có thể sẽ không bao giờ đạt đến độ nổi tiếng như hiện nay. Kyuhyun là giọng ca chính tài năng của Super Junior, nhưng có lẽ ít người nhớ rằng, anh được bổ sung vào nhóm vào năm 2006 chứ không hề nằm trong đội hình gốc ra mắt năm 2005.

Tuy nhiên, thật khó để có thể dự đoán được sự bổ sung nào là phù hợp cho một nhóm nhạc, và sự bổ sung nào sẽ gây nên những tranh cãi căng thẳng.

Thành viên mới - Cứu tinh cho các nhóm nhạc hay chiêu trò của các công ty? (Kỳ 2)

Các thành viên mới luôn bị người hâm mộ và công chúng đánh giá và soi mói ở một mức độ khắc nghiệt hơn. Không chỉ đánh giá dựa trên các kỹ năng cá nhân, người hâm mộ còn luôn dõi mắt xem thành viên mới có thực sự "phù hợp" với nhóm mà họ được thêm vào hay không. Các thành viên mới ngoài việc phải là một tuyệt vời ca sĩ/vũ công /gương mặt đại diện/ngôi sao giải trí xuất sắc, họ cũng cần phải có "cái nhìn" phù hợp với các thành viên cũ. Và trừ khi thành viên mới này được thêm vào đúng thời điểm và tạo được tiếng tăm tức thì (như trường hợp của Yubin), người hâm mộ thường sẽ không chấp nhận họ ngay lập tức, ngay cả khi họ có thể làm hài lòng tất cả mọi thứ trong tiêu chí đề ra.

Đối với các công ty, số lượng các thành viên có thể không phải là một vấn đề quá quan trọng với họ, bởi họ có quá nhiều lý do để có thể thêm một thành viên mới phù hợp với lợi ích của mình. Đây là một chủ đề mà các công ty thường sẵn sàng bỏ qua mong muốn của người hâm mộ, bởi họ hiểu rõ rằng hầu hết người hâm mộ vẫn sẻ tiếp tục ủng hộ các sản phẩm của nhóm, dù cho nhóm có sự xuất hiện của một hoặc vài nhân vật mới mà họ không thích. Đối với các công ty hoạt động với mục đích kinh doanh, chỉ cần như vậy là đủ!

Một thực tế cười ra nước mắt rằng, 99,9% trường hợp các công ty giải trí đều đúng. Với một nhóm nhạc thần tượng được thành lập hướng tới người hâm mộ, fan sẽ không quay lưng lại với các thành viên ban đầu mà họ hết lòng yêu quý, dù cho họ có đau lòng với sự thay đổi nội bộ đến mức nào.

Trên thực tế, “trò chơi” thành viên mới này chính là một cuộc chiến tâm lý giữa fan hâm mộ với những người làm kinh doanh tại Kpop, và những người duy nhất giành chiến thắng, chính là các công ty quản lý. Với những người khác, có thể là người hâm mộ, các thành viên ban đầu, và cà các thành viên được bổ sung, tất cả chỉ là những quân cờ trên một bàn cờ kinh tế lớn mang vẻ ngoài hào nhoáng mà thôi.

Munnie lược dịch



Theo bạn, ai là thần tượng 'keo kiệt ' nhất?
  • Lee SeungHoon (WINNER)

    Lee SeungHoon (WINNER)

    0%
  • DK (SEVENTEEN)

    DK (SEVENTEEN)

    0%
  • JR (NU'EST)

    JR (NU'EST)

    0%
  • Key (SHINee)

    Key (SHINee)

    0%
  • Yang YoSeob (HIGHLIGHT)

    Yang YoSeob (HIGHLIGHT)

    0%
  • EunHyuk  (Super Junior)

    EunHyuk (Super Junior)

    0%
  • Lee Teuk (Super Junior)

    Lee Teuk (Super Junior)

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày