So sánh khác biệt của thế hệ idol Kpop cũ - mới - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Hậu trường

Thứ ba - 15 / 08 / 2017

So sánh khác biệt của thế hệ idol Kpop cũ - mới

Theo thời gian Kpop có nhiều điểm tiến bộ hơn so với trước kia.

Kpop bắt đầu từ những năm 1990 và cho đến ngày nay càng được phát triển rộng rãi không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Nói về lịch sử của Kpop có thể hình dung Kpop những năm 1990, họ là bước đệm đặt nền móng thì Kpop thời kì 2007-2008 (Hay còn gọi là idol thể hệ thứ 2) tạo bệ phóng đưa Kpop đến với toàn châu Á cũng như lan sang cả các nước vùng Âu - Mỹ, mở con đường tiếp cận đến nền âm nhạc lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản. giúp cho các nhóm nhạc thế hệ thứ 3 có thể phát triển và tiếp cận khán giả toàn cầu một cách dễ dàng hơn.

 

H.O.T, Sechs Kies, Shinhwa, Baby V.O.X… là những nhóm nhạc nổi tiếng trong thập niên 90, họ thuộc thế hệ đầu tiên của Kpop, là nền móng đầu tiên cho văn hóa nhạc thần tượng Kpop. Tới những năm 2000 là thời đại của TVXQ, Super Junior, SNSD, Big Bang, 2NE1, Wonder Girls… với thành công không kém các đàn anh được cho là thế hệ thứ 2. Và mới nhất là EXO, BTS, TWICE... đang thống trị Kpop, họ tạm được coi là thế hệ thứ 3.

Wonder Girls với hit "Nobody"

Vậy thế thế hệ Idol Kpop thứ 2 và 3 có khác biệt gì so với lớp đàn anh đàn chị đi trước về mặt hoạt động, tên tuổi?

Chiến lược trong việc lựa chọn thành viên.

Từ thời đại của H.O.T cho tới TVXQ, các nhóm nhạc muốn mở rộng thị trường sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan thường tổ chức các tour diễn, đi show tại đó. Cách làm này sẽ khiến fan ngoại đôi khi cảm thấy ghen tỵ với fan Hàn vì một năm họ may mắn lắm mới được nghe thần tượng hát một vài lần.

Tuy nhiên, kể từ thời Super Junior, chiến lược hoạt động đã có phần thay đổi. SM Entertainment nổi tiếng nhiều chiêu trò đã nảy ra sáng kiến địa phương hóa ngay trong các ban nhạc. Đầu tiên là Super Junior với cách tổ chức chia thành nhiều nhóm nhỏ hướng về những thị trường âm nhạc khác nhau, trong đó có Trung Quốc. Năm 2008, Super Junior-M (SJ-M) được thành lập với vai trò chuyên hát tiếng Quan Thoại có trưởng nhóm là Han Geng là người Trung Quốc. Đây cũng là nhóm nhạc quốc tế đầu tiên ra mắt ở xứ vạn lý trường thành. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, SJ-M mang về thành công bước đầu với album đầu tay "Me" được đón nhận rầm rộ.

Super Junior-M - "Super Girl"

Cũng tiếp tục là một nghệ sĩ thuộc SM Entertainment, EXO một lần nữa chứng minh hiệu quả cho chiến lược này. Cũng với cách chia nhóm như Super Junior, EXO có EXO-M với 3 thành viên là người Trung Quốc đóng góp đáng kể cho tên tuổi ở thị trường Trung Quốc. Mỗi lần phát hành album hay music video đều sẽ có hai bản tiếng Trung và tiếng Hàn. Điều này giúp duy trì và làm tăng sự ảnh hưởng của nhóm trên địa bàn rộng lớn mà các tiền bối đi trước chưa làm được.

EXO-M

EXO - "Growl" (Chinese ver)

Hoạt động đa năng

Cuối những năm 1990, đầu năm 2000 các idol tập trung vào lĩnh vực chính là ca hát, một số tham gia đóng phim sau khi nghỉ hưu khỏi sân khấu hoặc chuyển hướng trong sự nghiệp. Sang tới lớp đàn em hiện tại, ngoài ca hát, họ còn có thể hoạt động song song nhiều lĩnh vực cùng một thời điểm.

Vừa là một idol, Suzy còn hoạt động rất tích cực ở rất nhiều mảng khác như phim truyền hình, điện ảnh...

Nhờ vào sự thay đổi trong sản xuất và ảnh hưởng của công ty quản lý, các idol không gặp khó khăn khi muốn đóng phim truyền hình. Họ cũng tham gia nhiều vào những lĩnh vực khác như MC, truyền hình thực tế… Có thể thấy, idol Kpop đang ngập tràn TV trên mọi mặt trận, đi sâu hơn vào thế giới giải trí. Thậm chí, có những nhóm như EXO, GOT7, Winner... còn sở hữu show truyền hình riêng như EXO's Show Time, I GOT 7, Winner TV.

 

Winner TV

Mạng xã hội

Nếu như lớp đàn anh trước thường không có sự tương tác với fan và có phần “bí hiểm” thì ngày nay, lớp idol mới có thể chia sẻ nhiều hơn với fan. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đa dạng hầu hết các idol đều tham gia cộng đồng Twitter, Instagram... thậm chí là Weibo để kết nối với người hâm mộ Trung Quốc.

 

GD đang là nghệ sĩ Kpop có lượt follow trên Instagram lớn nhất hiện nay

Yoona là nghệ sĩ nữ Hàn Quốc có lượt follow cao nhất trên weibo

Bằng những cầu nối này, khoảng cách giữa idol và fan được rút ngắn. Khán giả có dịp hiểu rõ thêm về cuộc sống hậu trường của nghệ sĩ mình hâm mộ. Tuy nhiên, việc này cũng có 2 mặt, không ít idol gặp rắc rối trên mạng xã hội nhưng nhìn chung, mặt tích cực vẫn được thể hiện rõ.

Hậu trường concert của EXO được Baekhyun đăng tải trên Instagram

Phong cách thời trang

Phong cách thời trang của các idol thế hệ mới lúc nào cũng được đầu tư một cách vô cùng kĩ lưỡng. Đẹp không chỉ trên sân khấu mà bất kể lúc nào xuất hiện trước mặt công chúng. 

Irene (Red Velvet) tại sân bay

Thời trang đi sân bay được coi là một trong những điểm rất được chăm chút của nghệ sĩ Kpop

Chiến lược maketing và vận hành của công ty quản lý

Ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn đã thực sự vào guồng, với sự dẫn đầu của 3 ông lớn (Mà dân Hàn vẫn gọi là Big 3) là SM entertainment, YG entertainment và JYP entertaiment. Mọi thứ đều được chuẩn bị một cách kĩ càng từ khâu tuyển chọn idol, đào tạo cho đến tạo hình.

Video tập luyện của BLACKPINK thời còn đang là thực tập sinh được YG đăng tải

Mỗi công ty đều có một đội ngũ PR hùng hậu, tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Mọi hoạt động của nghệ sĩ đều được sắp xếp chu đáo chính xác đến từng phút. Bên cạnh mỗi nghệ sĩ bao giờ cũng có một đội ngũ bảo vệ và quản lý 24/24 đảm bảo cho mọi việc đều diễn ra đúng lịch trình.

Hơn nữa mỗi công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhà đài để đảm bảo nghệ sĩ của mình có những cơ hội tốt nhất để xuất hiện trên truyền hình, khiến cho công chúng nhớ mặt nhớ tên. Đối với những công ty lớn như SM hay YG, nhiều khi các nhà đài còn phải nể mặt mà nhượng bộ họ một phần.

Các nghệ sĩ của SM xuất hiện dày đặc trên các kênh truyền hình

Các nghệ sĩ của YG Entertainment chiếm số lượng đông đảo tại MAMA 2014

Việc đầu tư vào chất lượng âm nhạc là vô cùng quan trọng. Các công ty thường chon những nhạc sĩ uy tín để chọn mặt gửi vàng. Tuy nhiên, cũng có trường hơp như YG, ngoài đầu tư chú trọng vào dàn Producer chất lượng như Teddy, Choice37… còn để cho các nghệ sĩ tự do sáng tác, tự do thể hiện cá tính của mình ở trong bài hát.

Teddy đã tạo ra rất nhiều bản hit cho YG, Teddy thành công đến mức đã từng được Lady Gaga mời về làm producer nhưng đã từ chối vì YG chính là “nhà” của anh.

Các bài hát của BTS hầu hết đều do các thành viên sáng tác

iKon cũng nổi tiếng với việc tự sáng tác các bài hát của nhóm

Fansite

Là một fan Kpop, chắc hẳn bạn sẽ biết đến những fansite. Fansite là có thể coi nôm na là những trang mạng (chủ yếu hoạt động trên mạng xã hội) lập ra để bày tỏ tình yêu với idol.

Những nhóm nhạc hàng đầu có thể có tới hàng trăm fansite. Những người quản lý fansite được gọi là “master”. Các master sẽ đi khắp nơi theo chân idol cùng những chiếc máy ảnh hạng “khủng” để chụp lại những khoảnh khắc đẹp, đáng nhớ và chia sẻ lên fansite. Họ cũng tổ chức rất nhiều project vào các dịp đặc biệt để ủng hộ thần tượng. Họ là những người không bao giờ vắng mặt trong bất cứ sự kiện nào có thần tượng, theo thần tượng đi khắp thế gian và góp sức vào việc đưa thần tượng tới gần với công chúng hơn. 

Ảnh của fansite không thua gì các ảnh từ tạp chí nổi tiếng

Fancam nổi tiếng của Hani - EXID

Trong thời kì cạnh tranh khốc liệt này, các công ty đều cần phải xây dựng những chiến lược cho riêng mình để đảm bảo có thể tồn tại và phát triển được. 



Theo bạn, Snow Cam nào của thần tượng khiến bạn muốn "rớt tim" ra ngoài?
  • ChanYeol của EXO

    ChanYeol của EXO

    0%
  • V (BTS)

    V (BTS)

    0%
  • Baro của B1A4

    Baro của B1A4

    0%
  • Ong SeungWoo của Wanna One

    Ong SeungWoo của Wanna One

    0%
  • SeulGi của Red Velvet

    SeulGi của Red Velvet

    0%
  • YoungJun của HIGH4

    YoungJun của HIGH4

    0%
  • Lee JaeHoon

    Lee JaeHoon

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày