26 công ty giải trí đồng lòng phản đối luật hoãn nhập ngũ cho BTS: Big 3 đều góp mặt, Pledis bị nghi ngờ 'đâm sau lưng' Big Hit - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Buzz

Thứ sáu - 09 / 04 / 2021

26 công ty giải trí đồng lòng phản đối luật hoãn nhập ngũ cho BTS: Big 3 đều góp mặt, Pledis bị nghi ngờ 'đâm sau lưng' Big Hit

26 công ty giải trí lớn nhỏ của Kpop cho rằng luật hoãn nghĩa vụ quân sự có sự bất công khi sẽ không có ai đủ tiêu chuẩn ngoại trừ BTS.

Trở lại vào ngày 1/12/2020, phiên họp của Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua 51 Dự luật về dân sinh, trong đó có Dự luật sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó, luật bổ sung này cho phép các nghệ sĩ được hoãn nghĩa vụ quân sự bắt buộc đến khi tròn 30 tuổi (tuổi quốc tế). Chính phủ sẽ ban hành sắc lệnh của Tổng thống cho phép những nghệ sĩ đã được nhận Huân chương Văn hóa sẽ được xem xét hoãn nhập ngũ. Ngoài ra, họ còn phải được sự tiến cử, công nhận của của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có thành tích đáng kể trong việc nâng cao hình ảnh đất nước. 

Đây là luật áp dụng với tất cả các nghệ sĩ, tuy nhiên nhiều người khẳng định đây chính là 'luật BTS'. Lý do là bởi tính đến hiện tại, chỉ có BTS là đủ điều kiện bởi họ đã nhận được Huân chương Văn hóa, và 7 thành viên cũng là những người trẻ tuổi nhất có vinh dự được đeo tấm huân chương này. Cũng vì vậy mà mới đây đã dẫn đến một tranh cãi khi 26 công ty giải trí đã đệ đơn phản đối vì cho rằng luật này còn quá nhiều điều bất cập. 

Xem thêm:  'Luật BTS' khiến truyền thông quốc tế và Knet bùng nổ phản ứng ra sao?

Các công ty giải trí đồng lòng gửi kiến nghị phản đối 'luật BTS' 

Vào nửa đêm hôm qua (8/4, giờ Hàn), truyền thông đưa tin cho biết Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) đã đệ đơn phản đối luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi vốn dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/6/2021. KMCA chỉ ra rằng Điều 12-3 của Nghị định thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự là phi thực tế, do đó họ đã gửi một văn bản khiếu nại cho Bộ Quốc Phòng vào ngày 1/4. 

KMCA, hiệp hội dẫn đầu ngành công nghiệp Kpop đã thay mặt cho 26 công ty giải trí đệ đơn phản đối dự luật hoãn nghĩa vụ này. Họ tuyên bố: 'KMCA cùng với 26 cơ quan thành viên yêu cầu Đạo luật nghĩa vụ quân sự phải góp phần vào sự phát triển của Kpop và nâng cao uy tín quốc gia.'

Cụ thể theo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, các nghệ sĩ văn hóa đại chúng có thể hoãn nhập ngũ đến năm 30 tuổi với điều kiện cá nhân đó phải được Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến cử và đã được nhận Huân chương Văn hóa. Hiệp hội cho rằng đây là điều kiện không phù hợp vì sẽ rất khó để các nghệ sĩ trẻ tuổi nhận được Huân chương vinh dự này. 

BTS nhận Huân chương Văn hóa Hàn Quốc

KMCA cho biết: 'Khi xét đến tiêu chuẩn để nhận Huân chương Văn hóa thì chúng tôi thấy điều đó là không hợp lý. Những cá nhân ở độ tuổi hai mươi gần như không thể nhận được Huân chương Văn hóa vì một trong những tiêu chuẩn cho huân chương này là cá nhân đó phải đã hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đại chúng hơn 15 năm. Điều đó có nghĩa là các nghệ sĩ Kpop phải bắt đầu hoạt động ở độ tuổi thanh thiếu niên và phải trên 30 tuổi mới có thể nhận Huân chương. Vì thế, họ không thể đáp ứng với điều kiện để cho phép họ hoãn nhập ngũ đến năm 30 tuổi và luật sửa đổi không có giá trị sử dụng.'

Trên thực tế, nếu xét tiêu chí phải hoạt động văn hóa đại chúng hơn 15 năm thì không thành viên nào trong BTS đủ tiêu chuẩn nhận Huân chương Văn hóa bởi họ chỉ mới có 9 năm kinh nghiệm hoạt động và vào thời điểm đó thì họ cũng chưa đủ trên 30 tuổi. Tuy nhiên việc trao Huân chương cho BTS được xem một sự đặc cách cao cấp nhất của Chính phủ Hàn Quốc vì những thành tích và sự đóng góp của họ cho văn hóa và kinh tế xứ kim chi. 

Video hậu trường BTS nhận Huân chương Văn hóa Hàn Quốc

KMCA cho biết nếu như dự luật này được thông qua thì sẽ không thể có thêm nghệ sĩ nào khác đủ chuẩn để hoãn nghĩa vụ quân sự. Trong khi đó, những cá nhân khác như các vận động viên thể thao, nghệ sĩ đại chúng cao cấp hay các nhà đầu tư mạo hiểm lại được hoàn toàn miễn nghĩa vụ (một số trường hợp). KMCA bức xúc chỉ ra điểm bất công: 'Việc chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn quá cao như 'huân chương yêu cầu hơn 15 năm kinh nghiệm' trong sắc lệnh thực thi gần như đã làm hạn chế ý định hỗ trợ các nghệ sĩ K-Pop.'

Danh sách 26 công ty giải trí thuộc KMCA đã đệ đơn phản đối 'luật BTS' 

Được biết đây không phải lần đầu tiên KMCA phản đối 'luật BTS' vì cho rằng các nghệ sĩ khác sẽ không đủ điều kiện được hoãn nghĩa vụ như BTS. Vào cuối tháng 12/2020, họ từng đưa ra tuyên bố như sau: 'Nếu trên thực tế không thể có ai khác đủ điều kiện vì các tiêu chí quá gắt gao thì điều luật này còn có ý nghĩa gì nữa? Nếu luật này được thông qua với các tiêu chuẩn hiện hành thì không nghệ sĩ Kpop nào có thể tận dụng điều luật này kể cả khi có BTS thế hệ thứ 2 trong tương lai. Nếu luật này là luật nhằm thúc đẩy tương lai của ngành công nghiệp Kpop chứ không chỉ là luật được đưa ra để cho phép BTS hoãn nghĩa vụ quân sự, thì các tiêu chí cụ thể để có hiệu lực đã đi chệch hướng so với ban đầu. Chúng tôi tin rằng dự luật này cần được sửa đổi.'

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên KMCA trực tiếp khiếu nại thay vì chỉ đưa ra tuyên bố. Thông tin 26 công ty giải trí đã đệ đơn phản đối luật hoãn nghĩa vụ quân sự chuẩn bị được thực thi đã khiến dư luận bàn tán xôn xao. Theo đó, nhiều netizen nhớ rằng chính các công ty này đã mong muốn Chính phủ Hàn Quốc xem xét việc hoãn hoặc thậm chí là miễn nghĩa vụ quân sự cho các nghệ sĩ Kpop có thành tích tốt.

Tuy nhiên khi luật được thông qua, KMCA lại phát hiện chỉ có duy nhất BTS đủ điều kiện và không còn ai có thể làm được điều tương tự nữa. Vì vậy họ không còn cách nào khác là phải đệ đơn phản đối để yêu cầu quyền lợi cho nghệ sĩ của mình, đồng nghĩa rằng phản đối việc BTS được hoãn nghĩa vụ quân sự trong 2 năm. 

Vậy 26 công ty giải trí đó bao gồm những công ty nào? Trên thực tế, KMCA có đến 27 công ty là thành viên Hiệp hội bao gồm chính Big Hit Entertainment (nay là HYBE). Vậy nên loại trừ Big Hit ra, tất cả những công ty giải trí còn lại đều tham gia đệ đơn phản đối. Điều thú vị hơn cả là SM, YG và JYP đều góp mặt, và thậm chí cả công ty con của Big Hit là Pledis cũng được cho là có tham gia vào vụ việc lần này bởi họ cũng là thành viên KMCA.

Dưới đây là danh sách 26 công ty thuộc KMCA đệ đơn phản đối luật hoãn nghĩa vụ quân sự cho nghệ sĩ vì chỉ có hiệu lực với duy nhất BTS.

Ban quản trị của hiệp hội KMCA bao gồm 10 công ty (đã loại trừ Big Hit vì Big Hit cũng nằm trong ban quản trị)

CJ ENM

FNC Entertainment

SM Entertainment

YG Entertainment

JYP Entertainment

Media Line

Universal Music Korea

Genie Music

Kakao Entertainment

FLUXUS

Các thành viên thuộc hiệp hội KMCA bao gồm 16 công ty 

Bugs

RBW

Sony Music Korea

Warner Music Korea 

Danal Entertainment

Starship Entertainment

Star Empire Entertainment 

DreamT Entertainment

Dreamus

MLD Entertainment

Yejeon Media

OGAM Entertainment

Music Factory Entertainment

Jellyfish Entertainment 

CAN Entertainment 

Pledis Entertainment 

Hiện tại thông tin về vụ việc vẫn đang khiến các fan Kpop nói riêng và Knet bàn tán xôn xao. Trong đó, không ít người đã kinh ngạc khi cho rằng đến cả Pledis Entertainment cũng tham gia vào việc phản đối 'luật BTS' dù họ là công ty con của Big Hit. Tuy nhiên nhiều netizen khác lại thấy đây là điều bình thường bởi Pledis hoạt động độc lập và họ vẫn cần kêu gọi luật sửa đổi để bảo vệ quyền lợi cho các nhóm nam của công ty là NU'ESTSEVENTEEN

Bạn nghĩ gì về việc 26 công ty giải trí thuộc KMCA đã đệ đơn phản đối luật hoãn nghĩa vụ cho nghệ sĩ vì sẽ khó ai đủ điều kiện ngoài BTS? 



Bạn có nghĩ trình độ tiếng Trung của Lisa (BLACKPINK) gây cản trở Thanh Xuân Có Bạn 2?
  • Có, Lisa gây cản trở tiết tấu chương trình

    Có, Lisa gây cản trở tiết tấu chương trình

    0%
  • Không. Cần nên thông cảm với Lisa

    Không. Cần nên thông cảm với Lisa

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày