Netizen Hàn chỉ ra 3 điều nực cười nhất trong vụ liên minh 26 công ty giải trí phản đối luật hoãn nhập ngũ cho BTS - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Sao   /   Buzz

Thứ sáu - 09 / 04 / 2021

Netizen Hàn chỉ ra 3 điều nực cười nhất trong vụ liên minh 26 công ty giải trí phản đối luật hoãn nhập ngũ cho BTS

Vụ việc 26 công ty giải trí thuộc KMCA kiến nghị phản đối luật hoãn nghĩa vụ quân sự có liên quan đến BTS đang là chủ đề bàn tán sôi nổi của netizen.

Vào nửa đêm hôm qua (8/4), truyền thông Hàn gây xôn xao khi cho biết Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) đã đệ đơn phản đối luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi vốn dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/6/2021. Theo đó, 26 công ty giải trí thuộc Hiệp hội cho rằng dự luật này cần phải có thay đổi bởi ngoài BTS ra thì sẽ rất khó để có thêm một nghệ sĩ nào đó đáp ứng được tiêu chí mà dự luật này đưa ra. Tin tức này đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của nhiều fan Kpop và đặc biệt là netizen Hàn Quốc. 

Theo đó, Dự luật sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự cho phép các nghệ sĩ được hoãn nghĩa vụ quân sự bắt buộc đến khi tròn 30 tuổi (tuổi quốc tế). Chính phủ sẽ ban hành sắc lệnh của Tổng thống cho phép những nghệ sĩ đã được nhận Huân chương Văn hóa sẽ được xem xét hoãn nhập ngũ. Ngoài ra, nghệ sĩ được hoãn nghĩa vụ tạm thời còn phải được sự tiến cử, công nhận của của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có thành tích đáng kể trong việc nâng cao hình ảnh đất nước. 

Mặc dù đây là luật áp dụng với tất cả các nghệ sĩ nhưng nó lại được biết đến nhiều hơn với tên gọi 'luật BTS'. Lý do là bởi tính đến lúc này, chỉ có BTS là đủ điều kiện được hoãn nghĩa vụ vì họ đã nhận được Huân chương Văn hóa. Cả 7 thành viên cũng là những người trẻ tuổi nhất từng có vinh dự được nhận tấm Huân chương này. Hiệp hội KMCA đề nghị Dự luật hoãn nghĩa vụ quân sự phải được xem xét lại bởi tiêu chí 'nghệ sĩ phải nhận Huân chương Văn hóa' mới được xét duyệt là quá khó khăn cho các nghệ sĩ khác, ngoại trừ BTS

Video hậu trường BTS nhận Huân chương Văn hóa Hàn Quốc

Xem chi tiết: Danh sách 26 công ty kiến nghị phản đối 'luật BTS' và lý do mà họ đưa ra 

Ngay sau khi thông tin 26 công ty giải trí thuộc KMCA đệ đơn phản đối 'luật BTS', nhiều fan của nhóm đã cảm thấy vô cùng phẫn nộ bởi họ cho rằng những công ty này 'ăn không được thì đạp đổ'. Trong khi đó tại Hàn Quốc, nhiều Knet cũng cảm thấy khó hiểu với câu chuyện liên minh 26 công ty. Dưới đây là 3 điều khiến Knet cảm thấy éo le và nực cười nhất trong vụ việc lần này. 

Các công ty từng 'lợi dụng' tên BTS để tham gia cuộc họp để đề xuất miễn nghĩa vụ 

Sau khi nhìn thấy danh sách những công ty đệ đơn khiếu nại Dự luật hoãn nghĩa vụ quân sự bổ sung, nhiều netizen Hàn đã bật cười khi nhìn thấy tên của các công ty SM Entertainment, JYP Entertainment, YG Entertainment, FNC Entertainment và Jellyfish Entertainment. Lý do là bởi vào năm 2018, 5 công ty này từng tham gia một cuộc họp chung với các quan chức chính phủ nhằm thảo luận về tính khả quan của đạo luật miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho giới idol Kpop.

Nhiều trang báo đưa tin SM, YG, JYP, FNC và Jellyfish từng tham dự cuộc họp đề xuất miễn nghĩa vụ quân sự cho idol Kpop năm 2018

Khi đó, Big Hit hoàn toàn không tham gia cuộc họp này, và công ty cũng chưa từng lên tiếng đề xuất miễn nghĩa vụ cho BTS. Dù vậy sau khi cuộc họp nói trên kết thúc, khắp các trang tin Hàn đều gắn tên BTS vào tiêu đề khiến nhiều người hiểu lầm Big Hit cũng muốn miễn nghĩa vụ cho 'gà nhà'. Hành động của nhóm 5 công ty nói trên từng bị Knet chỉ trích là lợi dụng thành tích của BTS để đòi quyền lợi cho nghệ sĩ của mình, còn nếu bị chỉ trích thì lại dùng tên nhóm làm 'lá chắn'.

Dù Big Hit không tham gia cuộc họp nhưng các bài báo đều nhắc đến tên BTS và lấy nhóm làm ví dụ cho việc nên xét miễn nghĩa vụ 

3 năm sau, liên minh các công ty này quay trở lại và lần này lên đến con số 26. Netizen cho rằng cũng chính những công ty này muốn nghệ sĩ được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ và yêu cầu Chính phủ phải có Luật bổ sung. Tuy nhiên khi Chính phủ đưa ra luật sửa đổi thì họ lại than ngắn thở dài rằng luật quá 'gắt gao' và sẵn sàng quay ngược lại phản đối luật mà họ từng đề xuất khi xưa. 

Big 3 (SM, YG, JYP) tự thừa nhận không ai đủ trình vượt qua BTS?

Có một điều mà phía Hiệp hội KMCA nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại trong kiến nghị chính là tiêu chí mà Chính phủ xét duyệt hoãn nghĩa vụ cho idol Kpop là quá cao. Họ cho biết rất khó để một nghệ sĩ trẻ tuổi được nhận Huân chương Văn hóa, và nhiều khả năng chỉ có duy nhất BTS là trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự. 

Trong một tuyên bố hồi tháng 12/2020, KMCA còn trực tiếp nhắc đến BTS khi nói rằng: 'Nếu trên thực tế không có bất kỳ ai khác ngoài BTS đủ điều kiện đáp ứng những tiêu chí hạn chế của dự luật, vậy thì việc sửa đổi luật có ý nghĩa gì chứ? Nếu luật này được thông qua với các tiêu chuẩn hiện hành thì sẽ không có bất kỳ một nghệ sĩ Kpop nào có thể được hưởng lợi từ đó ngay cả khi có một BTS thứ 2 xuất hiện trong tương lai.' 

Nhiều fan BTS và Knet đã ngầm mỉa mai 26 công ty của KMCA vì việc họ kiến nghị với lý do nói trên cũng đã cho thấy sự tự ti của họ. Theo đó, các công ty giải trí dường như đã ý thức được rằng 'gà nhà' của họ dù là hiện tại hay tương lai cũng không thể đạt được những điều tương tự BTS.

Big 3 tự thừa nhận nghệ sĩ công ty họ sẽ không thể làm được những gì như BTS đã làm?

Đáng chú ý ngoài các công ty nhỏ, Knet thậm chí còn chê cười Big 3 (SM, JYP và YG) vì việc họ tham gia kiến nghị cũng đồng nghĩa rằng họ tự thừa nhận nghệ sĩ công ty mình không ai đủ trình vượt qua BTS. Vì lo lắng điều đó mà Big 3 mới phải đề xuất phản đối dự luật để Chính phủ xem xét hạ chuẩn xuống. Trong trường hợp Chính phủ không thể hạ tiêu chuẩn, họ muốn dự luật này sẽ bị hủy bỏ luôn để BTS cũng sẽ không được hoãn nghĩa vụ nữa.

Không có mối quan hệ hợp tác ở đây: YG và Pledis quay ngược lại 'đâm sau lưng' Big Hit 

Trong số 26 công ty tham gia kiến nghị thuộc KMCA, fan BTS và netizen Hàn chú ý nhất đến 2 cái tên YG và Pledis. Cả hai công ty này đều có mối quan hệ 'cùng thuyền' với Big Hit (nay là HYBE): YG hợp tác với Big Hit, còn Pledis là công ty con dưới trướng Big Hit. Việc họ cũng tham gia phản đối 'luật BTS' đã cho thấy quyền lợi nghệ sĩ công ty họ quan trọng hơn cả việc hợp tác với Big Hit. 

 

YG và Pledis đều có mối quan hệ hợp tác với Big Hit, nhưng giờ đây họ đang cùng KMCA phản đối luật có liên quan đến BTS

Tuy nhiên so với YG, Knet lại chỉ trích Pledis nhiều hơn bởi Pledis không thuộc Big 3 và còn đang là công ty con của Big Hit (HYBE). Nhiều người ví von hành động này không khác gì Big Hit đang 'nuôi ong tay áo' khi công ty con lại quay trở lại gây khó dễ cho nghệ sĩ công ty mẹ. Tuy nhiên nhiều netizen khác lại thấy đây là điều bình thường bởi Pledis hoạt động độc lập và họ vẫn cần kêu gọi luật sửa đổi để bảo vệ quyền lợi cho các nhóm nam của công ty là NU'EST  SEVENTEEN. 

Một số bình luận của Knet về vụ việc 26 công ty giải trí Kpop đệ đơn phản đối luật hoãn nghĩa vụ quân sự cho BTS

- Ngừng lợi dụng BTS vì mục đích riêng của mấy người đi!

- Đừng nói những điều vô lý nữa.. Muốn được hoãn nghĩa vụ quân sự thì cứ chăm chỉ làm việc để được nhận Huân chương Văn hóa nhé ^^

- Để BTS yên đi mà.

- Tóm tắt: Chúng tôi không làm được giống như BTS đâu, vì vậy chúng tôi bị đối xử bất công. 

- Kể cả có hợp tác thì YG vẫn phải đòi quyền lợi cho gà nhà, và Pledis thì kệ luôn việc họ đang dùng tòa nhà mà BTS dựng nên. 

- Mong BTS nhập ngũ càng sớm càng tốt để những ai đang cố gắng hưởng lợi từ BTS sẽ phải ngậm mồm lại. 

- Lúc trước là ai đề xuất dự luật này? Big Hit chưa từng đòi quyền lợi, và BTS luôn nói họ sẽ đi khi đất nước gọi. Các công ty này đúng không có lương tâm mà! 

- BTS sẽ nhập ngũ, hãy để họ yên!!!

- Vì muốn nhận được quyền lợi mà đem BTS ra làm lá chắn để mọi chỉ trích nhắm vào BTS, nực cười. 

- Big Hit đang 'nuôi ong tay áo' hả? Pledis làm gì ở đây vậy? 

- Không ăn được thì đạp đổ đây mà. Họ cũng muốn BTS đi mau mau để cho nghệ sĩ của họ có đất diễn đó. 

- Không tính công ty của BTS, tất cả các công ty đều tập hợp lại rồi lôi tên của BTS ra để đòi quyền lợi? Thật sự ghê tởm. 

- Gì đây, SM, YG, JYP, FNC và Jellyfish ngày trước từng tham gia họp đề xuất miễn nghĩa vụ cho idol Kpop rồi lấy BTS làm 'lá chắn' nè. Bây giờ Chính phủ cũng đồng ý ra luật rồi nhưng nghệ sĩ của họ chưa đủ trình nhận thì lại nhảy lên phản đối là sao?!!!

- Pledis... Pledis không phải là công ty con của HYBE sao?

- Nói lại một lần nữa là chỉ hoãn chứ không có miễn, sao họ làm như BTS sẽ được miễn vậy.

- Nhìn đi nhìn lại thấy vụ 26 công ty này thật nực cười. Các công ty nhỏ thì làm gì đủ trình để so đo với BTS. Còn Big 3 thì lại đi kiến nghị giống như thừa nhận nghệ sĩ của họ không thể nào làm được như BTS trong tương lai. 

Bạn nghĩ gì về những quan điểm nói trên của netizen trong vụ 26 công ty giải trí phản đối 'luật BTS'? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé. 

 



Bạn có nghĩ trình độ tiếng Trung của Lisa (BLACKPINK) gây cản trở Thanh Xuân Có Bạn 2?
  • Có, Lisa gây cản trở tiết tấu chương trình

    Có, Lisa gây cản trở tiết tấu chương trình

    0%
  • Không. Cần nên thông cảm với Lisa

    Không. Cần nên thông cảm với Lisa

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày