Tự sáng tác trong Kpop đã được coi là "tự do nghệ thuật"? - tintuckpop.net
Trang chủ   /   Review

Thứ tư - 22 / 06 / 2016

Tự sáng tác trong Kpop đã được coi là "tự do nghệ thuật"?

Rất nhiều người thường nghĩ rằng, những nghệ sĩ tự sáng tác ca khúc cho mình đã được xem là có được sự "tự do" trong nghệ thuật. Nhưng sự thật có phải vậy không?

Bấy lâu nay, nhắc đến "tự do nghệ thuật" tại K-pop, người ta thường cho rằng các nghệ sĩ có thể tự sáng tác, tự biên đạo, tự sản xuất,… đều đã đạt đến mức độ tự do thể hiện mình trong âm nhạc. Trong khi đó, nhiều người vẫn cho rằng, những nghệ sĩ không tự sáng tác hay nhận các ca khúc “đặt hàng” từ các nhạc sĩ chỉ là những “con rối” của công ty giải trí.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn, có vẻ như nhận định về tự do nghệ thuật như trên có vẻ chưa hoàn toàn chính xác. Điều này được thể hiện rõ nhất trong mối liên hệ giữa nghệ sĩ với những gì họ thể hiện trong MV.

Royal Pirates

Royal Pirates

Đơn cử như nhóm nhạc tân binh Royal Pirates! Việc tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhạc được nhóm tuyên bố trước đó lại bị đặt dấu chấm hỏi khi MV của nhóm lại không hề cho thấy cái “tự do nghệ thuật” như nhiều người định nghĩa kia.

Cụ thể, trong một tập After School Club, thành viên James cho biết các ý tưởng và cảnh quay trong MV "Run Away" đều được thực hiện dựa trên sự đồng thuận giữa nhóm và phía sản xuất. James cũng cho biết các bài hát trong album mới đều “chân thật hơn” và “đậm chất nhóm hơn". 

Tuy nhiên, khi phân tích kỹ lại MV “Run Away”, người xem có thể thấy có đôi chút mâu thuẫn. Trước hết, hãy nhìn lại MV ra mắt "Drawing The Line” - được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm! Trong "Drawing The Line”, nhóm cho biết họ thật sự đã “sống thật” với chính mình, dám phá bỏ mọi quy chuẩn, mọi sự cưỡng ép vô lý. Nhưng trong “Run Away”, điều này lại không được thể hiện. Ví dụ như hình ảnh chàng trai chơi trống, dù bị bịt mắt, bị trói chặt nhưng vẫn có thể giải phóng hết những cảm xúc của mình vào bài hát. Điều này quả đối nghịch với phong cách âm nhạc của Royal Pirates, trái ngược hẳn với những gì họ đã tuyên bố qua MV "Drawing The Line”. Từ đây, người xem bắt đầu đặt câu hỏi rằng, phải chăng sự "tự do nghệ thuật" của nhóm đã bị chi phối ít nhiều trong những MV gần đây?

BTS

BTS

BTS cũng không nằm ngoài danh sách những nghệ sĩ ít nhiều có "tự do nghệ thuật". Thế nhưng, khi nhìn lại phản ứng của nhóm với MV "Run", nhiều người nhận ra bản thân họ lại không hiểu được hoàn toàn nội dung MV. Ngoài ra, BTS cũng nhiều lần tỏ ra bối rối khi nhắc tới các chi tiết cụ thể. Vậy thì phải chăng, BTS thực tế không hề tham gia vào quá trình sản xuất MV này?

Đến các nghệ sĩ solo cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự, chẳng hạn như IU. Mới năm ngoái, cô vướng vào một cuộc tranh cãi quanh MV "Twenty Three”, khi MV này bị chỉ trích chứa những hình ảnh liên tưởng đến vấn đề ấu dâm. Khi những chỉ trích này trở nên gay gắt, nhà sản xuất lên tiếng giải thích rằng, IU hoàn toàn không tham gia vào quá trình sản xuất MV, và "Twenty Three” được ekip sản xuất tạo ra dựa trên lời bài hát của cô. Vậy là, IU chỉ tự sáng tác và thể hiện ca khúc. Thế nhưng trên nhiều trang báo, người ta vẫn thấy nhan nhản thông tin IU tự tay sản xuất album và MV ra sao, dù rằng cô chỉ “diễn” theo lời nhà sản xuất và công ty chủ quản.

IU

IU

Tất nhiên, "tự do nghệ thuật" chỉ thực sự đúng khi các nghệ sĩ có thể tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất âm nhạc của họ (bao gồm sáng tác nhạc, ca từ, biên đạo, lên ý tưởng MV,…). Nhưng rõ ràng, với tính chất công việc của thần tượng ngày nay, khi mà xung quanh họ có những người chuyên về các khâu này, các công ty quản lý sẽ không mạo hiểm để các nghệ sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm ít ỏi "nhúng tay" vào quá trình sản xuất.

Hơn nữa, với sự kiểm soát từ phía công ty chủ quản, sản phẩm âm nhạc của thần tượng luôn phải được đảm bảo sao cho có thể tạo ra doanh thu lớn nhất cho công ty. Vì thế, không khó hiểu khi mà các ý tưởng của thần tượng thường bị công ty gạt bỏ, bởi đơn giản là nó chẳng thể mang lại nguồn thu nào.

Đối với những nhóm nhạc, nghệ sĩ thậm chí còn không thể sử dụng bài hát tự sáng tác, họ thực sự đã mất đi quyền kiểm soát âm nhạc của mình. Trong trường hợp này, nhiều người đồng tình rằng nghệ sĩ có thể đưa vài dấu ấn cá nhân vào những bài hát đó, giúp cho nó ít nhất cũng mang chút gì đó của riêng họ.

Jo Kwon

Jo Kwon (2AM)

Nhưng có những trường hợp, người nghệ sĩ hoàn toàn phụ thuộc và bị chi phối bởi các nhà sản xuất âm nhạc. Ví dụ như Jo Kwon (2AM) phải dành tới 11 giờ để ghi âm ca khúc debut "This Song", hay nhiều nghệ sĩ khác cũng phải trắng đêm để thu đi thu lại một câu hát cho đến khi nhà sản xuất hài lòng. 

Nhìn lại tất cả những trường hợp này, xét cho cùng, để chạm đến khái niệm "tự do nghệ thuật" thật sự trong âm nhạc là một thử thách lớn đối với các nghệ sĩ Kpop. Liệu thần tượng Kpop có thể thoát khỏi những "xiềng xích" vĩnh viễn trói buộc cái "tự do nghệ thuật" trong họ không? Có lẽ lời giải đáp vẫn đang nằm trong tay các công ty giải trí tại Hàn Quốc!

Khánh Linh lược dịch



Theo bạn, thánh nào cần được thêm 'muối' nhất?
  • Seohyun (SNSD)

    Seohyun (SNSD)

    0%
  • Tử Du

    Tử Du

    0%
  • Irene (Red Velvet)

    Irene (Red Velvet)

    0%
  • Naeun (Apink)

    Naeun (Apink)

    0%
Đóng góp ý kiến của bạn
Cập nhật tin tức
Kpop hằng ngày